Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Xuân

Nhiều Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Xuân
Ngày đăng: 27/05/2014

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Sâu bệnh gây hại cục bộ

Ông Nguyễn Văn Quân - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Mỹ Đức cho biết, tính đến trung tuần tháng Năm, trên địa bàn huyện có 46ha nhiễm bệnh đạo ôn; 18ha nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn; rầy nâu, rầy lưng trắng 6ha; sâu cuốn lá 20ha; khô vằn 240ha.

Tại huyện Phúc Thọ, bệnh đạo ôn cổ bông hiện đang gây hại cục bộ trên trà lúa giai đoạn trổ bông - chín sữa. Đặc biệt, bệnh gây hại nặng trên giống lúa nếp nhung ở các xã: Phúc Hòa, Long Xuyên, Phụng Thượng...

Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm cũng xuất hiện rải rác ở các xứ đồng. Thời gian qua, do thời tiết diễn biến bất thường,... là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại. Bên cạnh đó, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn TP hiện nay đều có biểu hiện thừa đạm, lúa rậm rạp, lá xanh đậm, lá áp đòng và lá đòng dài, nằm ngang.

Trước thực trạng một số diện tích lúa xuân xuất hiện, phát sinh các loại sâu bệnh hại, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo các phòng, ban chức năng của các huyện phối hợp các xã, thị trấn và bà con nông dân chủ động tăng cường kiểm tra, thăm đồng để kịp thời phát hiện, xử lý. Đồng thời, tập trung phun trừ sâu bệnh, nhất là khi cây lúa trong giai đoạn trỗ bông - chín sữa.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các xã, thị trấn ở các huyện đều triển khai thực hiện phun thuốc phòng trừ sâu bệnh tương đối tốt. Song, một số nơi bà con đã không tiến hành phun đồng loạt theo hướng dẫn của trạm BVTV.

Không chủ quan

Theo Chi Cục BVTV Hà Nội, nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh sâu bệnh hại là do thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Hơn nữa, các bệnh thường phát sinh trên các chân ruộng giàu chất dinh dưỡng do nông dân bón phân không cân đối. Mặt khác, ruộng khô hoặc ngập úng đều dễ bị sâu bệnh hại nên các giống lúa không có khả năng kháng bệnh.

Hiện, tuy bệnh đạo ôn tạm dừng nhưng sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 đang ra rộ, rầy nâu, rầy lưng trắng hại nhẹ, bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại và bệnh khô vằn gia tăng hại tương đối trên những chân ruộng bón thừa đạm, cấy dày. Mặt khác, giai đoạn lúa tập trung trỗ từ 10 - 15/5 đúng thời điểm thời tiết có mưa dông xen kẽ nắng nóng là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh, sâu hại lây lan rộng.

Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo, từ nay đến cuối vụ, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên các địa phương không chủ quan trước diễn biến tình hình sâu bệnh hại.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun trừ sâu bệnh đúng cách, hiệu quả; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân loại cụ thể trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu ở những diện tích lúa bị nhiễm bệnh để hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu.

Đồng thời, các địa phương thường xuyên kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo, đối với bệnh đạo ôn, bà con nên dùng Vista 72,5WP, Filia 525 SE để phun trừ trên các diện tích bị nặng bà con đã vơ lá bệnh đem tiêu hủy (phun 2 lần). Với bệnh khô vằn bà con dùng: Nevo 330EC; Tilsuper: 300EC; Validamycin3DD để phun trừ.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn hiện tại chưa có thuốc đặc trị nên phun phòng bằng một số loại thuốc: Ải vân 6.4SL, Hỏa tiễn 50SP, Starner 20WP... Do lúa đang trong giai đoạn trỗ bông nên phun thuốc vào buổi chiều mát (sau 15 giờ chiều); phun đúng nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun đủ 25 - 30 lít nước thuốc đã pha/sào.


Có thể bạn quan tâm

Hành Trái Vụ Lý Sơn Mất Giá Hành Trái Vụ Lý Sơn Mất Giá

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.

24/06/2014
Úc Cấm Nhập Khẩu Tôm Nấu Chín Và Mì Tôm Của Việt Nam Úc Cấm Nhập Khẩu Tôm Nấu Chín Và Mì Tôm Của Việt Nam

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

27/11/2014
Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

24/06/2014
Loạn Phân Bón Giả Loạn Phân Bón Giả

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

27/11/2014
Chanh Tươi Rớt Giá Thê Thảm Chanh Tươi Rớt Giá Thê Thảm

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

24/06/2014