Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng cam sành

Để nâng cao chất lượng, năng suất cây cam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm cây ăn quả của huyện thực hiện các mô hình: Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển mô hình của giống cam sạch bệnh trồng trên đất chu kỳ II trên đất đã trồng cam chu kỳ I tại các xã Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa, Yên Lâm với diện tích 8 ha về khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh Greening và Tristeza;
Áp dụng sản xuất giống cam sạch bệnh, sử dụng gốc ghép bằng cây chấp, mắt ghép từ vườn cây bố mẹ đã được bình tuyển và vi ghép đỉnh sinh trưởng phục tráng tại vườn ươm nhân giống cam sạch bệnh của Trung tâm Cây ăn quả.
Đặc biệt xây dựng 2 mô hình sản xuất cam Viet GAP với diện tích 10 ha tại các xã: Yên Phú, Tân Thành; phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên trồng thử nghiệm cam sành không hạt, cam mật không hạt 3 ha tại xã Yên Lâm, xã Tân Thành.
Trung tâm cây ăn quả huyện đã thực hiện mở rộng diện tích nhà lưới nâng quy mô nhà lưới sản xuất giống của Trung tâm cây ăn quả từ 15.000 cây tăng lên 20.000 cây giống. Dự kiến năm 2015 xuất vườn 10.000 cây giống cam sành sạch bệnh phục vụ công tác trồng mới.
Trung tâm cũng xây dựng phương án sản xuất cây giống sạch bệnh; hợp đồng, liên kết với Viện Bảo vệ thực vật sản xuất 10.000 cây giống cung ứng cây cam sạch bệnh cho các xã trong vùng quy hoạch cam dự kiến cuối năm 2015 cây giống được cung ứng cho nhân dân.
Hiện Hàm Yên đang xây dựng vườn ươm giống cam sành tại xã Tân Thành, diện tích 1.000 m2 nhà lưới, trong đó 1 nhà lưới diện tích 200 m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 4 nhà lưới diện tích 800 m2 để sản xuất cây giống; hàng năm sản xuất 22.000 cây cam giống sạch bệnh, dự kiến hoàn thành trong tháng 5-2015.
Ngoài ra, các ngành kiểm tra, hướng dẫn thực hiện xã hội hóa 1 vườn của Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm cây nguyên liệu giấy, diện tích 1.000 m2 nhà lưới, trong đó 2 nhà lưới diện tích 400 m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 3 nhà lưới diện tích 600 m2 để sản xuất cây giống; hàng năm sản xuất 10.000 đến 20.000 cây cam giống sạch bệnh. Hiện nay UBND huyện đã trình Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, dự kiến thi công trong tháng 5 - 2015.
Chất lượng cam quả và mẫu mã đã dần được cải thiện, năng suất năm 2014 tăng trên 30% so với năm 2011 (năm 2011 năng suất 100 tạ/ha, năm 2014 năng suất bình quân toàn huyện đạt 135,8 tạ/ha), sản lượng 41.103,9 tấn.
Huyện cũng đã tổ chức Hội chợ cam sành Hàm Yên lần thứ I với sự tham gia của 18 xã, thị trấn và 2 xã của huyện Chiêm Hóa để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam sành Hàm Yên; tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm, quảng bá cam sành tại Hội chợ Thương mại năm 2014 tại tỉnh và Hội chợ Xuân Ất Mùi 2015 tại Hội chợ Giảng võ và Trung tâm triển lãm Nông nghiệp; tham gia hội chợ và tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cam sành tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra Hội Cam sành Hàm Yên trong việc quản lý logo, nhãn hiệu cam sành Hàm Yên; thực hiện nghiêm túc việc dán tem, nhãn hiệu hàng hóa đối với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã đăng ký.
Có thể bạn quan tâm

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và thành phố Vị Thanh đầu tư khoa học kỹ thuật và giống khóm giúp bà con nông dân phục tráng giống khóm Cầu Đúc, kết quả đến nay, Hợp tác xã khóm Thạnh Thắng xã Hỏa Tiến có 7 hộ với 6ha được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Khi ngành chăn nuôi được xác định là quan trọng, cần phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại trồi sụt thất thường. Đến nay, chăn nuôi vẫn loay hoay với bài toán, làm thế nào để phát triển an toàn, bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước.