Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang

Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang
Ngày đăng: 29/03/2013

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay trong phát triển nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu và còn quá nhiều bất cập, không đồng bộ, nhưng thiếu vốn đầu tư xây dựng; nhiều nơi chưa xây dựng hệ thống cống ngăn mặn đê biển, nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp chưa có hệ thống thủy lợi. Hệ lụy là nguồn nước mặn bị suy giảm, ô nhiễm do mất khả năng làm sạch tự nhiên dẫn đến tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh và chết chưa khắc phục được; năng suất nuôi tôm bình quân chỉ đạt trên dưới 10 tấn/ha/năm. 
Ông Mai Anh Nhịn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Vốn đầu tư cho thủy lợi chung của tỉnh hàng năm từ các nguồn hơn 200 tỉ đồng, mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu nạo vét kênh mương, thiếu vốn đầu tư xây dựng mới. Trong khi đó, để có hệ thống thủy lợi đồng bộ phục vụ trồng lúa, nuôi tôm cần hàng ngàn tỉ đồng, nguồn vốn này vượt khả năng của tỉnh. Để khắc phục những khó khăn trên, vụ tôm năm 2013, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo và xây dựng một số dự án công trình thủy lợi bức xúc, trọng điểm phục vụ nuôi tôm công nghiệp.

Một số doanh nghiệp đầu tư hệ thống mương nổi để chủ động cung cấp nước sạch và thoát nước khi cải tạo ao đầm, nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh ở tôm. Về lâu dài, Kiên Giang tiếp tục huy động các nguồn lực từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi mặn ở những vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp. Trong đó, chú trọng đầu tư đường ống dẫn nước từ biển vào ao đầm nuôi tôm, đảm bảo có nguồn nước sạch, đầu tư lưới điện 3 pha, sản xuất con giống chất lượng cao gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn giống di nhập vào tỉnh…


Có thể bạn quan tâm

Giúp nông dân nghèo tậu đầu cơ nghiệp Giúp nông dân nghèo tậu đầu cơ nghiệp

Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng ngàn hộ nghèo ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản và nhiều hộ đã vươn lên khá giả.

12/11/2015
Tất bật chuẩn bị đặc sản phục vụ Tết Tất bật chuẩn bị đặc sản phục vụ Tết

Mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng ngay từ bây giờ, các hộ sản xuất đang tất bật chuẩn bị các mặt hàng “đặc sản” để kịp cung ứng cho thị trường Tết.

12/11/2015
Cách bón phân Lâm Thao cho cây cao su Cách bón phân Lâm Thao cho cây cao su

Việt Nam hiện có 977.700 ha cao su (tính đến năm 2014), tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám; theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền.

12/11/2015
Sẻ chia kỹ năng bảo vệ môi trường Sẻ chia kỹ năng bảo vệ môi trường

Cùng chia sẻ, học hỏi những kiến thức, nông dân bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể - đó là tinh thần của các thí sinh đến với Hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường cấp tỉnh năm 2015 diễn ra tại huyện Tuy Phước (Bình Định) vào tối 10.11.

12/11/2015
Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.

12/11/2015