Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Nhiễm Bệnh Bạch Tạng Trên Bắp

Nhiễm Bệnh Bạch Tạng Trên Bắp
Ngày đăng: 24/06/2013

Như thông tin đã đưa về việc người dân ở xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang) phản ánh về hiện tượng một số giống bắp lai năng suất bắp khi thu hoạch chỉ bằng 30% - 40% so với các vụ mùa trước đó.

Trước hiện tượng này, ngày 19.6.2013, chính quyền địa phương bao gồm: Phòng NNPTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú đã khẩn trương liên hệ với các công ty phân phối giống cây trồng để phối hợp tìm hiểu nguyên nhân. Bước đầu đã xác định được nguyên nhân làm giảm năng suất bắp là do Khánh An là xã có diện tích đất màu lớn, bắp lai được trồng 2 – 3 vụ liên tục trong năm. Mật độ trồng ở đây lên tới trên 90.000 cây/ha và cho năng suất cao.

Tuy nhiên, chính vì việc trồng độc canh cây bắp liên tục trong thời gian dài, đã dẫn đến áp lực bệnh hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt bệnh sọc lá hay còn gọi là bệnh bạch tạng trên bắp (thường do virus Peronosclerospora sorghi gây ra). Bệnh do virus gây ra hầu như sẽ không có thuốc trị đặc hiệu và sẽ gây mất năng suất gần như hoàn toàn.

Trong quá trình làm việc, chính quyền địa phương, nông dân và đại diện nhà phân phối giống đã ghi nhận và thống kê thiệt hại của bà con. Các bên mong muốn tìm ra nguyên nhân gây bệnh và giải pháp khắc phục nhằm giúp bà con yên tâm canh tác trong thời gian tới. Cụ thể:

1. Tiến hành thu thập các mẫu cây trên các ruộng bị bệnh gửi về các Viện, Trường Đại học nông nghiệp để tiến hành phân tích, chuẩn đoán các tác nhân và nguyên nhân gây bệnh.

2. Phối hợp phòng NNPTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú tổ chức hậu kiểm cho các lô giống đã được gieo trồng tại địa phương nhằm kiểm tra chất lượng hạt giống và theo dõi tình hình dịch bệnh phát sinh.

3. Từ kết quả ở phòng thí nghiệm và kết quả hậu kiểm, các bệnh sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân của những thiệt hại. Nhà phân phối hạt giống sẽ phối hợp với Phòng NNPTNT, Trạm BVTV tiến hành hội thảo với nông dân nhằm giải thích, tuyên truyền, các giải pháp khắc phục và có những khuyến cáo về kỹ thuật canh tác cho các vụ tiếp theo.

Đại diện công ty phân phối giống cho biết, theo kết quả thống nhất trong biên bản, nguyên nhân chính không phải do giống. Tuy nhiên, Công ty TNHH Dekalb Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục làm việc với nông dân để tìm ra giải pháp giúp bà con yên tâm sản xuất trong vụ tới.

Được biết, để có kết quả cụ thể hơn, hiện nay các mẫu cây và mẫu đất đã được gửi đi kiểm định tại các phòng thí nghiệm tại TP.HCM và sẽ có kết quả trong vài ngày tới. Trên cơ sở đó, công ty sẽ phối hợp với các cơ quan địa phương để đưa ra giải pháp phù hợp, đặc biệt là làm thế nào để hạn chế được sự lây lan và gây hại của dịch bệnh này trong các vụ tiếp theo. Đồng thời, cũng để chứng minh rõ hơn về chất lượng giống, hiện một số mẫu giống đã được lưu lại và sẽ đem trồng tại khu vực chưa bị nhiễm bệnh để đối chứng.


Có thể bạn quan tâm

Cách Bón Phân Cân Đối Và Hợp Lí Cho Cây Ngô Cách Bón Phân Cân Đối Và Hợp Lí Cho Cây Ngô

Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P2O5 (360kg supe lân) và 115kg K2O (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.

26/10/2013
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sản Xuất Ngô Lai DK 999 Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sản Xuất Ngô Lai DK 999

I. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 - Chiều cao cây: 180 – 200 cm - Chiều cao đóng trái: 90 – 95 cm - Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam

26/10/2013
Kỹ Thuật Mới Trồng Ngô Nếp Kỹ Thuật Mới Trồng Ngô Nếp

* Cách bón: phân chuồng vôi, phân lân bón lót toàn bộ. Làm cỏ bón phân lần 1: 10 – 12 ngày sau gieo, bón 1/4 lượng phân đạm,làm cỏ bón phân lần 2: sau gieo 22 – 25 ngày bón 1/2 lượng đạm và 3/4 lượng Kali, vun gốc cao. Bón phân lần 3: 45- 50 ngày sau gieo bón nốt lượng phân còn lại.

26/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Bắp Non Kỹ Thuật Trồng Bắp Non

Bắp non hay còn gọi là bắp rau là sản phẩm rau cao cấp được ưa chuộng trên thị trường quốc tế và trong nước. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon, mẫu mã vừa đẹp và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Hè Thu Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Hè Thu

1. Giống: Sử dụng các giống ngô lai LVN10, Bioseed 9698. 2. Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 15/7 đến ngày 30/7. 3. Làm đất: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. 4. Lượng giống: Gieo trồng 1ha sử dụng từ 16 đến 17kg (lượng giống cho 1 sào từ 0,5-0,6kg). 5. Mật độ, khoảng cách:

28/10/2013