Nhện đỏ tấn công, thiêu rụi nhiều diện tích mì trồng

Dịch nhện đỏ đã bùng phát trên cây mì ở một số địa phương trong tỉnh Tây Ninh từ nhiều năm trước nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng và được cơ quan chuyên môn hỗ trợ nông dân xử lý, ngăn chặn kịp thời. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, năm 2014 có hơn 600 ha mì bị nhện đỏ gây hại.
Từ đầu năm 2015 trở lại đây, nhện đỏ tiếp tục bùng phát trong sự bất lực của nông dân nhiều nơi.
Một nông dân ở xã Hòa Hội (huyện Châu Thành) cho biết, ông có hơn 1 ha mì trồng đã hơn 4 tháng. Lúc mới trồng, mì phát triển tốt. Tuy nhiên, bước sang tháng thứ ba thì mì có biểu hiện bị nhện đỏ tấn công.
Dù đã cố gắng tưới và phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, đám mì của ông bị nhện đỏ “đốt cháy”, khô trụi hết lá, mất sức sống, suy kiệt và chết dần.
Theo khảo sát, ở các xã Hòa Hội, Hòa Thạnh, Thành Long (thuộc huyện Châu Thành) có khá nhiều diện tích mì bị nhện đỏ gây hại. Nhiều địa phương khác thuộc thành phố Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Tân Biên, Tân Châu cũng đang có dịch nhện đỏ gây hại trên cây mì. Hầu hết nông dân loay hoay tự ứng phó với dịch.
Một số nông dân chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa, trị nhện hại bằng cách tưới cây mì để cây có đủ nước, đỡ mất sức khi bị nhện đỏ hút nhựa. Lúc tưới, nông dân tưới rửa, phun nước thẳng vào cây, lá mì để “thổi” nhện bay đi. Đồng thời, trên diện tích mì bị nhện đỏ tấn công, nông dân thường sử dụng một số loại thuốc đặc trị như Comite, Ortus, Danitol… theo liều lượng khuyến cáo.
Đề nghị ngành chức năng vào cuộc giúp nông dân.
Theo Cục Thống kê Tây Ninh, trong quý I năm 2015, dịch bệnh trên các loại cây trồng đa số phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng cây trồng.
Riêng cây lúa, ngay sau tết Nguyên đán có đợt rầy nâu, sâu cuốn lá phát sinh mạnh trên diện rộng với diện tích bị nhiễm 25.483 ha, tăng 117,25% so cùng kỳ. Các loại bệnh chủ yếu trên cây lúa là rầy nâu (diện tích bị nhiễm 17.809 ha), bệnh đạo ôn lá (3.658 ha), sâu cuốn lá (2.586 ha), xảy ra rải rác ở các huyện, thành phố.
Trên cây mì, diện tích nhiễm rệp sáp hồng là 86,8 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ (84,9 ha). Trên các cây trồng khác, dịch bệnh phát sinh gây hại nhẹ, diện tích nhiễm ít.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.