Nhện đỏ tấn công, thiêu rụi nhiều diện tích mì trồng

Dịch nhện đỏ đã bùng phát trên cây mì ở một số địa phương trong tỉnh Tây Ninh từ nhiều năm trước nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng và được cơ quan chuyên môn hỗ trợ nông dân xử lý, ngăn chặn kịp thời. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, năm 2014 có hơn 600 ha mì bị nhện đỏ gây hại.
Từ đầu năm 2015 trở lại đây, nhện đỏ tiếp tục bùng phát trong sự bất lực của nông dân nhiều nơi.
Một nông dân ở xã Hòa Hội (huyện Châu Thành) cho biết, ông có hơn 1 ha mì trồng đã hơn 4 tháng. Lúc mới trồng, mì phát triển tốt. Tuy nhiên, bước sang tháng thứ ba thì mì có biểu hiện bị nhện đỏ tấn công.
Dù đã cố gắng tưới và phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, đám mì của ông bị nhện đỏ “đốt cháy”, khô trụi hết lá, mất sức sống, suy kiệt và chết dần.
Theo khảo sát, ở các xã Hòa Hội, Hòa Thạnh, Thành Long (thuộc huyện Châu Thành) có khá nhiều diện tích mì bị nhện đỏ gây hại. Nhiều địa phương khác thuộc thành phố Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Tân Biên, Tân Châu cũng đang có dịch nhện đỏ gây hại trên cây mì. Hầu hết nông dân loay hoay tự ứng phó với dịch.
Một số nông dân chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa, trị nhện hại bằng cách tưới cây mì để cây có đủ nước, đỡ mất sức khi bị nhện đỏ hút nhựa. Lúc tưới, nông dân tưới rửa, phun nước thẳng vào cây, lá mì để “thổi” nhện bay đi. Đồng thời, trên diện tích mì bị nhện đỏ tấn công, nông dân thường sử dụng một số loại thuốc đặc trị như Comite, Ortus, Danitol… theo liều lượng khuyến cáo.
Đề nghị ngành chức năng vào cuộc giúp nông dân.
Theo Cục Thống kê Tây Ninh, trong quý I năm 2015, dịch bệnh trên các loại cây trồng đa số phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng cây trồng.
Riêng cây lúa, ngay sau tết Nguyên đán có đợt rầy nâu, sâu cuốn lá phát sinh mạnh trên diện rộng với diện tích bị nhiễm 25.483 ha, tăng 117,25% so cùng kỳ. Các loại bệnh chủ yếu trên cây lúa là rầy nâu (diện tích bị nhiễm 17.809 ha), bệnh đạo ôn lá (3.658 ha), sâu cuốn lá (2.586 ha), xảy ra rải rác ở các huyện, thành phố.
Trên cây mì, diện tích nhiễm rệp sáp hồng là 86,8 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ (84,9 ha). Trên các cây trồng khác, dịch bệnh phát sinh gây hại nhẹ, diện tích nhiễm ít.
Có thể bạn quan tâm

Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.