Nhạy bén trong sản xuất

Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời được sự vận động của chính quyền địa phương, nông dân cùng nhau liên kết sản xuất lúa. Cụ thể là hợp đồng ngày, giờ, đồng loạt thực hiện các khâu trong sản xuất như: bơm nước, sạ, dặm, bón phân, xịt thuốc… Nhờ đó, 3 năm nay, vụ lúa nào gia đình ông Chí cũng đạt năng suất cao.
Ông Chí chia sẻ: “Sản xuất theo hình thức liên kết, hợp tác với nhau tôi thấy hiệu quả, năng suất lúa nâng lên rõ rệt. Bơm nước, sạ, cái gì cũng thực hiện đồng loạt nên khoẻ hơn, chi phí nhẹ hơn, việc canh tác cũng dễ dàng, không bị tràn bờ, bể bờ…”.
Trước Tết, ông Chí thu hoạch 4,2 ha lúa vụ 2, năng suất trung bình 7 tấn/ha, tương đương so với lúa vụ 2 năm trước. Ngoài phần lúa để lại ăn, số còn lại ông bán, trừ các khoản chi phí còn lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng.
Theo ông Trần Văn Sách, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thăm Trơi B, vài năm gần đây, địa phương vận động nông dân ấp Rạch Nhum và ấp Thăm Trơi A liên kết trong sản xuất. Cụ thể, vào vụ lúa sẽ cùng nhau bơm nước, xuống giống đồng loạt.
Qua nhiều vụ cho thấy, việc canh tác dễ dàng hơn, chi phí sản xuất giảm nhiều hơn so với trước đây, năng suất lúa cũng cao hơn nên bà con rất phấn khởi và đồng tình. Hiện nay, trên địa bàn ấp có khoảng 70% hộ nông dân sản xuất theo phương thức này.
Bên cạnh việc thay đổi phương thức sản xuất thì việc nhạy bén trong khâu lựa chọn giống lúa cũng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Cách đây vài năm, nông dân đa phần sử dụng giống lúa ở địa phương hoặc lựa chọn loại giống nào có năng suất cao rồi tự gầy giống, cách làm này chỉ sau vài vụ sản xuất, năng suất lúa không đạt, chất lượng kém, thu nhập thấp.
Hiện nay, qua quá trình tìm hiểu về vai trò quan trọng của việc sử dụng giống lúa đạt chất lượng trong sản xuất, hầu hết bà con chủ động tìm mua, sử dụng các loại giống lúa cấp xác nhận, giống nguyên chủng vào sản xuất. Ðồng thời, qua quá trình sản xuất, bà con còn biết lựa chọn những giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương.
Vụ 2 năm nay, gia đình ông Chí sử dụng loại giống OM 5451, với 100% diện tích sản xuất. Không chỉ riêng ông mà đa phần bà con ở địa phương ưa chuộng giống lúa OM 5451, vì qua vài vụ sản xuất cho thấy giống lúa OM 5451 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Ðặc biệt, giống này ít bị nhiễm bệnh, chất lượng lúa tốt hơn, năng suất cao hơn so với OM 6162 từ 5 - 10 giạ/công.
Sản xuất lúa, ngoài yếu tố “cần” là sự siêng năng, chịu khó thì vẫn phải đảm bảo các yếu tố “đủ”, đó chính là nhạy bén, kịp thời nắm bắt phương thức sản xuất mới, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng những giống lúa đảm bảo chất lượng, cho năng suất cao. Nông dân huyện Trần Văn Thời bước đầu gặt hái được thành công từ sự nhạy bén này.
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.