Nhạy bén làm kinh tế gia đình

Ông Trần Văn Hon ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An bên mô hình nuôi ếch.
Mấy ngày nay, ông Trần Văn Hon, chăm sóc 2 mùng ếch thịt để chuẩn bị thu hoạch.
Điều ông Hon phấn khởi nhất là vào thời điểm này, giá ếch vẫn không sụt giảm và đàn ếch của ông được thương lái đặt cọc với giá 28.000 đồng/kg.
Ông Hon chia sẻ: "Thường ếch bán giá cao nhất vào khoảng tháng Giêng, tháng 2 Âm lịch.
Thời điểm này của năm ngoái, giá ếch khoảng 20.000 – 22.000 đồng/kg.
Năm nay, bán được giá cao tôi rất phấn khởi vì có thêm thu nhập cho gia đình".
Trước đây, vợ chồng ông Trần Văn Hon sống chủ yếu bằng nghề làm thuê làm mướn.
Nhưng với sự chăm chỉ, chịu khó, chi tiêu hợp lý, vợ chồng ông dành dụm tiền mua đất canh tác.
Đến năm 2012, vợ chồng ông đã có đến 9 công đất trồng lúa.
Nhưng, giá lúa thường biến động, lợi nhuận từ cây lúa bấp bênh.
Mỗi năm gia đình sản xuất 3 vụ lúa, nhưng lợi nhuận chưa tới 80 triệu đồng.
Sau khi tìm hiểu, năm 2013, ông quyết định đào 2.000m2 đất lúa để làm ao nuôi ếch.
Do chi phí đầu tư con giống, thức ăn tương đối cao nên mấy vụ đầu ông Hon chỉ nuôi 2 mùng, khoảng 15.000 – 20.000 con ếch thịt.
Để giảm giá thành nuôi ếch, từ kinh nghiệm của bạn bè, ông chủ động con giống bằng cách tự nhân giống nên việc nuôi ếch của ông ngày càng hiệu quả.
Bình quân mỗi năm, ông Hon nuôi gối đầu từ 7 - 8 đợt, mỗi đợt khoảng 30.000 con trở lên.
Bình quân mỗi đợt, ông thu hoạch từ 800kg đến hơn 1 tấn ếch thịt.
Tùy vào từng thời điểm, giá ếch thường từ 22.000 – 30.000 đồng/kg.
Trừ hết chi phí, mỗi đợt nuôi ếch ông lời khoảng 5 triệu đồng.
Ông Hon cho biết thêm: "Nuôi ếch có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi.
Mỗi ngày chỉ cần cho ếch ăn 2 lần.
Thời gian sinh trưởng của ếch cũng không dài, từ giai đoạn ếch con đến thu hoạch chỉ khoảng 3 tháng.
Nhưng ếch rất dễ bị bệnh, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước, thường xuyên theo dõi để đảm bảo sức khỏe của ếch…".
Phát huy hiệu quả tối đa diện tích ao nuôi, ông Hon nghiên cứu và lựa chọn thả nuôi thêm 300 con cá tra và 5kg cá trê lai.
"Cá nuôi trong vuông nuôi ếch khỏe lắm.
Cá nuôi khỏi cho ăn vì tận dụng lượng thức ăn thừa và phân ếch thải ra.
Một năm, tôi bán cá một lần "bỏ túi" thêm khoảng 20 triệu đồng" – ông Hon cho biết.
Để lấy ngắn nuôi dài, với 1.000m2 đất bờ ao, ông chia ra 500m2 trồng 50 gốc ổi, diện tích còn lại ông trồng rau màu, như: bầu, mướp, đậu que, ớt, cà… Ông Hon nói: "Ổi thì cho trái quanh năm, cứ 3 ngày hái một đợt, mỗi đợt khoảng 30kg, giá trung bình khoảng 7.000 đồng/kg.
Còn rau màu thì bán hằng ngày, giúp gia đình tôi có thêm chi phí sinh hoạt hằng ngày, có thêm chi phí mua thức ăn để nuôi ếch".
Có thể bạn quan tâm

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.