Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhạy bén làm kinh tế gia đình

Nhạy bén làm kinh tế gia đình
Ngày đăng: 21/10/2015

Ông Trần Văn Hon ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An bên mô hình nuôi ếch.

Mấy ngày nay, ông Trần Văn Hon, chăm sóc 2 mùng ếch thịt để chuẩn bị thu hoạch.

Điều ông Hon phấn khởi nhất là vào thời điểm này, giá ếch vẫn không sụt giảm và đàn ếch của ông được thương lái đặt cọc với giá 28.000 đồng/kg.

Ông Hon chia sẻ: "Thường ếch bán giá cao nhất vào khoảng tháng Giêng, tháng 2 Âm lịch.

Thời điểm này của năm ngoái, giá ếch khoảng 20.000 – 22.000 đồng/kg.

Năm nay, bán được giá cao tôi rất phấn khởi vì có thêm thu nhập cho gia đình".

Trước đây, vợ chồng ông Trần Văn Hon sống chủ yếu bằng nghề làm thuê làm mướn.

Nhưng với sự chăm chỉ, chịu khó, chi tiêu hợp lý, vợ chồng ông dành dụm tiền mua đất canh tác.

Đến năm 2012, vợ chồng ông đã có đến 9 công đất trồng lúa.

Nhưng, giá lúa thường biến động, lợi nhuận từ cây lúa bấp bênh.

Mỗi năm gia đình sản xuất 3 vụ lúa, nhưng lợi nhuận chưa tới 80 triệu đồng.

Sau khi tìm hiểu, năm 2013, ông quyết định đào 2.000m2 đất lúa để làm ao nuôi ếch.

Do chi phí đầu tư con giống, thức ăn tương đối cao nên mấy vụ đầu ông Hon chỉ nuôi 2 mùng, khoảng 15.000 – 20.000 con ếch thịt.

Để giảm giá thành nuôi ếch, từ kinh nghiệm của bạn bè, ông chủ động con giống bằng cách tự nhân giống nên việc nuôi ếch của ông ngày càng hiệu quả.

Bình quân mỗi năm, ông Hon nuôi gối đầu từ 7 - 8 đợt, mỗi đợt khoảng 30.000 con trở lên.

Bình quân mỗi đợt, ông thu hoạch từ 800kg đến hơn 1 tấn ếch thịt.

Tùy vào từng thời điểm, giá ếch thường từ 22.000 – 30.000 đồng/kg.

Trừ hết chi phí, mỗi đợt nuôi ếch ông lời khoảng 5 triệu đồng.

Ông Hon cho biết thêm: "Nuôi ếch có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi.

Mỗi ngày chỉ cần cho ếch ăn 2 lần.

Thời gian sinh trưởng của ếch cũng không dài, từ giai đoạn ếch con đến thu hoạch chỉ khoảng 3 tháng.

Nhưng ếch rất dễ bị bệnh, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước, thường xuyên theo dõi để đảm bảo sức khỏe của ếch…".

Phát huy hiệu quả tối đa diện tích ao nuôi, ông Hon nghiên cứu và lựa chọn thả nuôi thêm 300 con cá tra và 5kg cá trê lai.

"Cá nuôi trong vuông nuôi ếch khỏe lắm.

Cá nuôi khỏi cho ăn vì tận dụng lượng thức ăn thừa và phân ếch thải ra.

Một năm, tôi bán cá một lần "bỏ túi" thêm khoảng 20 triệu đồng" – ông Hon cho biết.

Để lấy ngắn nuôi dài, với 1.000m2 đất bờ ao, ông chia ra 500m2 trồng 50 gốc ổi, diện tích còn lại ông trồng rau màu, như: bầu, mướp, đậu que, ớt, cà… Ông Hon nói: "Ổi thì cho trái quanh năm, cứ 3 ngày hái một đợt, mỗi đợt khoảng 30kg, giá trung bình khoảng 7.000 đồng/kg.

Còn rau màu thì bán hằng ngày, giúp gia đình tôi có thêm chi phí sinh hoạt hằng ngày, có thêm chi phí mua thức ăn để nuôi ếch".

 


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Cà Phê Năm 2015 Có Thể Giảm 20-25% Sản Lượng Cà Phê Năm 2015 Có Thể Giảm 20-25%

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

14/01/2015
Hộ Sản Xuất Đậu Phộng Có Thu Nhập Cao Hộ Sản Xuất Đậu Phộng Có Thu Nhập Cao

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

14/01/2015
Triển Vọng Về Một Quy Trình Tái Canh Cà Phê Triển Vọng Về Một Quy Trình Tái Canh Cà Phê

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

14/01/2015
Hướng Tới Thương Hiệu Chè Sạch Thủ Đô Hướng Tới Thương Hiệu Chè Sạch Thủ Đô

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

14/01/2015
Nấm Linh Chi Mở Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Cát Tiên (Lâm Đồng) Nấm Linh Chi Mở Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Cát Tiên (Lâm Đồng)

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

14/01/2015