Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa

Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa
Ngày đăng: 17/09/2014

1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.

Ngày 15/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, trong 2 thánh 7 và 8, các hộ ngư dân ở huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), được tỉnh hỗ trợ các bộ tiết bị, công nghệ cũng như được hướng dẫn quy trình câu, cách xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản đã mở 2 chuyến biển khai thác cá CNĐD.

Chuyến biển đầu tiên trong tháng 7, các tàu đánh bắt được 54 con, kết quả kiểm tra 10/37 con đạt chất lượng khá tốt được lựa chọn bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) với giá bình quân là 249,461 ngàn đồng/kg, trong đó có một con đạt hơn 430.000 đồng/kg, tổng doanh thu trên 114,253 triệu đồng.

Chuyến biển thứ 2 (từ ngày 12/8 đến ngày 4/9), ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó có chỉ có 4 con đạt chất lượng xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thua mua 108 ngàn đồng/kg cá đạt chất lượng.

Theo đánh giá của Sở NN-PTNN Bình Định, ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật câu, xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương như hướng dẫn nên chất lượng sản phẩm chưa đạt chất lượng xuất khẩu qua thị trường Nhật. Bên cạnh đó, việc liên kết chỉ đạo các mô hình của các tàu cá chưa chặt chẽ.

Nhật Bản là thị trường rất khó tính về tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dượng. Vì vậy, Sở NN-PTNT Bình Định đề nghị UBND tỉnh này tạm thời không xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản mà chỉ mua theo hợp đồng với giá cá cao để khuyến khích ngư dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo hỗ trợ ngư dân khắc phục các khuyến điểm trong quá trình sử dụng thiết bị vào thực tế cũng như cách bảo quản con cá ngừ đạt chất lượng.

Phát biểu tại cuộc họp Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc, đề nghị trong tháng 9, Sở NN-PTNN Bình Định phải xây dựng xong đề án đánh bắt CNĐD xuất khẩu; thành lập thêm 2 tổ đội, mỗi tổ đội 5 tàu. Bên cạnh đó, tạo điện kiện cho ngư dân vay vốn ngân hàng đóng tàu mới khai thác thủy sản theo tinh thần NĐ 56 của Chính Phủ.

Ông Lộc nói thêm: Tỉnh sẽ tiếp tục nhập thiết bị từ Nhật về, trang bị cho các tàu cá cho ngư dân tham gia các tổ đội và tiếp tục hỗ trợ cán bộ và ngư dân qua Nhật Bản đào tạo kỹ thuật. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, Công ty BIDIFISCO phải có trách nhiệm mua cho ngư dân với giá cao để khuyến khích bà con vương khơi bám ngư trường...


Có thể bạn quan tâm

Sơn La, vụ ngô buồn! Sơn La, vụ ngô buồn!

Ảnh hưởng của nắng hạn gay gắt ngay từ đầu vụ đã khiến vụ thu hoạch của vựa ngô Sơn La năm nay bị muộn hơn so với mọi năm từ 20 – 25 ngày. Đáng buồn hơn, ngô vừa mất mùa, lại mất cả giá.

08/10/2015
Một tỉnh sản xuất gần 4 triệu tấn lúa Một tỉnh sản xuất gần 4 triệu tấn lúa

Chiều 7/10, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2015, triển khai kế hoạch vụ lúa mùa và ĐX 2015-2016.

08/10/2015
Quy định diện tích tối thiểu cánh đồng lớn Quy định diện tích tối thiểu cánh đồng lớn

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành quy định về quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn (CĐL) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020.

08/10/2015
Khai thác thủy sản chưa bền vững Khai thác thủy sản chưa bền vững

Mặc dù tổng sản lượng khai thác vụ cá Nam 2015 đạt hơn 1,7 triệu tấn (tăng 5,39% so với vụ này năm trước) nhưng vẫn còn đó những bất cập lớn.

08/10/2015
Trúng mùa lúa thu đông Trúng mùa lúa thu đông

Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ TĐ rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...

08/10/2015