Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia

XK tôm trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay) đều giảm so với các tháng của cùng kỳ 2014. Trong 6 tháng đầu năm nay, XK tôm trong tháng 2 giảm mạnh nhất và tăng mạnh nhất trong tháng 5.
Năm 2014, Việt Nam dẫn đầu về XK tôm sang Nhật Bản, chiếm 25% tổng NK tôm vào thị trường này. Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc là các nhà cung cấp lớn tiếp theo cho Nhật Bản với thị phần lần lượt là 16%, 15%, 13% và 7%.
Trên thị trường này, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá XK so với tôm Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc. Năm ngoái, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13.7 USD/kg trong khi giá XK trung bình của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt là 12USD; 13,2USD; 11,8 USD và 10,3 USD/kg.
Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số các nhà cung cấp chính, giá trị NK tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất (-16,7%) so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị NK tôm từ Indonesia giảm ít nhất (-1,8%) trong khi khối lượng tăng 14,4% và Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng XK tôm sang Nhật Bản (+2%).
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn 1 chút so với Indonesia.
Về thuế NK vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
Tháng 1/2015, giá NK tôm nước ấm đông lạnh trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn lên gần 12 USD/kg. Từ tháng 4 đến tháng 6, giá mặt hàng này lại giảm khoảng 1 USD/kg. Giá NK tôm chế biến vào Nhật Bản cũng giảm từ 9 USD/kg trong tháng 5 xuống còn 8,6 USD/kg trong tháng 6.
Nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. XK tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự báo đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, thực hiện mô hình phát triển nuôi thủy sản mặn lợ, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại gia đình anh Hoàng Văn Tùng ở xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia.

Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, hơn 72.000 con bò Úc đã được nhập khẩu về Việt Nam. Con số này đã ngang bằng với lượng nhập khẩu của cả năm ngoái. Và dự báo đến hết năm, sẽ có tổng cộng khoảng 150.000 con bò Úc đổ bộ để phục vụ người tiêu dùng Việt.

Phòng Kinh tế hạ tầng phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn (Cà Mau) đã hoàn thiện các thủ tục điều kiện đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể đối với thương hiệu cua Năm Căn.

Thời điểm này, khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn đang căng sức đối phó với “mùa đổ bộ của gia cầm lậu”. PV Báo NNVN đã thâm nhập các điểm nóng buôn lậu gia cầm nhức nhối nhất từ trước đến nay. Gia cầm lậu vẫn đổ bộ, tuy nhiên đã giảm so với trước đây.

Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng.