Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia

XK tôm trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay) đều giảm so với các tháng của cùng kỳ 2014. Trong 6 tháng đầu năm nay, XK tôm trong tháng 2 giảm mạnh nhất và tăng mạnh nhất trong tháng 5.
Năm 2014, Việt Nam dẫn đầu về XK tôm sang Nhật Bản, chiếm 25% tổng NK tôm vào thị trường này. Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc là các nhà cung cấp lớn tiếp theo cho Nhật Bản với thị phần lần lượt là 16%, 15%, 13% và 7%.
Trên thị trường này, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá XK so với tôm Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc. Năm ngoái, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13.7 USD/kg trong khi giá XK trung bình của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt là 12USD; 13,2USD; 11,8 USD và 10,3 USD/kg.
Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số các nhà cung cấp chính, giá trị NK tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất (-16,7%) so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị NK tôm từ Indonesia giảm ít nhất (-1,8%) trong khi khối lượng tăng 14,4% và Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng XK tôm sang Nhật Bản (+2%).
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn 1 chút so với Indonesia.
Về thuế NK vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
Tháng 1/2015, giá NK tôm nước ấm đông lạnh trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn lên gần 12 USD/kg. Từ tháng 4 đến tháng 6, giá mặt hàng này lại giảm khoảng 1 USD/kg. Giá NK tôm chế biến vào Nhật Bản cũng giảm từ 9 USD/kg trong tháng 5 xuống còn 8,6 USD/kg trong tháng 6.
Nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. XK tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự báo đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã (HTX) chè Tân Hương (xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) đã bán ra thị trường gần 20 tấn chè búp khô các loại, đạt tổng doanh thu hơn 6,4 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 600 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đảm bảo tiêu thụ chè cho 70 xã viên với giá trung bình 200 nghìn đồng/kg và việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng.

Chiều 20-11, tin từ một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà ô-long xuất khẩu tại Lâm Đồng cho biết, khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam bị “tắc” tại cửa khẩu Đài Loan (Trung Quốc), đã được cơ quan chức năng sở tại cho thông quan bình thường.

Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.

Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.