Nhật Bản Sẽ Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Tại Bình Định

Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.
Sau khi hội đàm với lãnh đạo tỉnh Okinawa về nội dung tỉnh Okinawa tiếp tục giúp Bình Định nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương để chuẩn bị cho mùa xuất khẩu mới vào cuối năm nay, vào ngày 22/10, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với Cty Sản xuất và kinh doanh thực phẩm Hokugan (TP Naha, Nhật Bản), đây là công ty chuyên đóng hộp cá ngừ sọc dưa, một sản phẩm thế mạnh trong đánh bắt thủy sản tại Bình Định. Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã cùng với Cty Hokugan thỏa thuận tiến hành xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Bình Định.
Theo ông Lộc, địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy là 2 địa điểm công ty đã thị sát vào cuối tháng 8 vừa qua là tại xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) và xã Cát Khánh (Phù Cát). Vào ngày 30/10, công ty sẽ lại sang Bình Định để tiến hành điều tra chất lượng cá được đánh bắt ngay tại hiện trường để xác định hình thức chế biến phù hợp.
Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã bàn về thị trường xuất khẩu và phương pháp thu mua. Được biết, 15 năm trước, Cty Hokugan đã từng có tham vọng đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại Myanmar, song do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên đã từ bỏ ý định này.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.
Để xây dựng và hoàn thiện chuỗi ngành hàng vịt, các chuyên gia đầu ngành đã đề xuất nhiều sáng kiến hay để phát triển ngành hàng, trong đó ý tưởng xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” được đánh giá là táo bạo, thu hút được sự quan tâm từ dư luận.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi, huyện Phú Tân (An Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển đàn bò lai cao sản ở địa phương, góp phần giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.