Nhật Bản Sẽ Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Tại Bình Định

Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.
Sau khi hội đàm với lãnh đạo tỉnh Okinawa về nội dung tỉnh Okinawa tiếp tục giúp Bình Định nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương để chuẩn bị cho mùa xuất khẩu mới vào cuối năm nay, vào ngày 22/10, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với Cty Sản xuất và kinh doanh thực phẩm Hokugan (TP Naha, Nhật Bản), đây là công ty chuyên đóng hộp cá ngừ sọc dưa, một sản phẩm thế mạnh trong đánh bắt thủy sản tại Bình Định. Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã cùng với Cty Hokugan thỏa thuận tiến hành xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Bình Định.
Theo ông Lộc, địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy là 2 địa điểm công ty đã thị sát vào cuối tháng 8 vừa qua là tại xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) và xã Cát Khánh (Phù Cát). Vào ngày 30/10, công ty sẽ lại sang Bình Định để tiến hành điều tra chất lượng cá được đánh bắt ngay tại hiện trường để xác định hình thức chế biến phù hợp.
Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã bàn về thị trường xuất khẩu và phương pháp thu mua. Được biết, 15 năm trước, Cty Hokugan đã từng có tham vọng đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại Myanmar, song do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên đã từ bỏ ý định này.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.