Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhật Bản Sẽ Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Tại Bình Định

Nhật Bản Sẽ Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Tại Bình Định
Ngày đăng: 28/10/2014

Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.

Sau khi hội đàm với lãnh đạo tỉnh Okinawa về nội dung tỉnh Okinawa tiếp tục giúp Bình Định nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương để chuẩn bị cho mùa xuất khẩu mới vào cuối năm nay, vào ngày 22/10, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với Cty Sản xuất và kinh doanh thực phẩm Hokugan (TP Naha, Nhật Bản), đây là công ty chuyên đóng hộp cá ngừ sọc dưa, một sản phẩm thế mạnh trong đánh bắt thủy sản tại Bình Định. Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã cùng với Cty Hokugan thỏa thuận tiến hành xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Bình Định.

Theo ông Lộc, địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy là 2 địa điểm công ty đã thị sát vào cuối tháng 8 vừa qua là tại xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) và xã Cát Khánh (Phù Cát). Vào ngày 30/10, công ty sẽ lại sang Bình Định để tiến hành điều tra chất lượng cá được đánh bắt ngay tại hiện trường để xác định hình thức chế biến phù hợp.

Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã bàn về thị trường xuất khẩu và phương pháp thu mua. Được biết, 15 năm trước, Cty Hokugan đã từng có tham vọng đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại Myanmar, song do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên đã từ bỏ ý định này.


Có thể bạn quan tâm

Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

18/08/2015
Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

18/08/2015
Trồng sắn bền vững trên đất đồi Trồng sắn bền vững trên đất đồi

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

18/08/2015
Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

18/08/2015
Lúa VN 121 ngắn ngày, chất lượng Lúa VN 121 ngắn ngày, chất lượng

2 năm qua, tỉnh Bình Định liên tục đưa giống lúa thuần VN 121 vào mô hình trình diễn với diện tích lớn.

18/08/2015