Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu OXYTETRACYLINE (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng 3/2014.
Thông tin trên đã được VP VASEP kiểm tra từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản) là có cơ sở.
Theo đó, trong tháng 2-3/2014, Nhật Bản đã phát hiện OTC trong 2 lô tôm nhập khẩu của Việt Nam. Mà trước đó, theo kế hoạch kiểm tra giám sát hàng năm của Nhật Bản (Imported Foods Monitoring Plan for FY 2013 và 2014) chi tiết tại: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/13/s02.html - thì mặt hàng tôm Việt Nam được nhận diện và chỉ định kiểm soát trong chương trình hàng năm với 2 chất kháng sinh đã bị cấm: Chloramphenicol (từ 21/2/2014) và Oxytetracycline (từ 27/2/2014). Hiệp hội đã cập nhật thông tin và đề nghị các DN XK tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất trên.
Vì tầm quan trọng của XK tôm sang Nhật Bản, Văn phòng Hiệp hội VASEP trân trọng báo cáo và kính đề nghị Tổng cục Thủy sản:
- Có Chỉ thị tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong NTTS, đặc biệt là Oxytetracycline.
- Rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là chloramphenicol và Oxytetracyline.
- Tuyên truyền đến DN và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
Có thể bạn quan tâm

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi