Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu OXYTETRACYLINE (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng 3/2014.
Thông tin trên đã được VP VASEP kiểm tra từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản) là có cơ sở.
Theo đó, trong tháng 2-3/2014, Nhật Bản đã phát hiện OTC trong 2 lô tôm nhập khẩu của Việt Nam. Mà trước đó, theo kế hoạch kiểm tra giám sát hàng năm của Nhật Bản (Imported Foods Monitoring Plan for FY 2013 và 2014) chi tiết tại: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/13/s02.html - thì mặt hàng tôm Việt Nam được nhận diện và chỉ định kiểm soát trong chương trình hàng năm với 2 chất kháng sinh đã bị cấm: Chloramphenicol (từ 21/2/2014) và Oxytetracycline (từ 27/2/2014). Hiệp hội đã cập nhật thông tin và đề nghị các DN XK tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất trên.
Vì tầm quan trọng của XK tôm sang Nhật Bản, Văn phòng Hiệp hội VASEP trân trọng báo cáo và kính đề nghị Tổng cục Thủy sản:
- Có Chỉ thị tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong NTTS, đặc biệt là Oxytetracycline.
- Rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là chloramphenicol và Oxytetracyline.
- Tuyên truyền đến DN và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.