Nhập siêu hàng hóa hiện nay không đáng lo ngại

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt mức 244,46 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, xuất khẩu đạt 120,22 tỷ USD, tăng 9,2%; nhập khẩu đạt 124,25 tỷ USD, tăng 15,6%.
Cán cân thương mại cả nước trong 9 tháng đầu năm thâm hụt khoảng 4,03 tỷ USD.
Xem xét diễn biến xuất nhập khẩu hàng hóa trong 3 quý đầu năm 2015 cho thấy, cán cân thương mại trong quý III có mức thâm hụt khoảng 700 triệu USD.
Đây là quý thứ tư liên tiếp Việt Nam thâm hụt thương mại sau giai đoạn thặng dư 5 quý liền từ 2013 - 2014. Tuy nhiên, mức thâm hụt thương mại 700 triệu USD trong quý 3-2015 cũng lại là mức thâm hụt thấp nhất và đang có xu hướng giảm dần trong 3 quý trở lại đây (quý 1 là 2,7 tỷ USD, quý 2 là 1,2 tỷ USD).
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), sự thay đổi về cán cân thương mại nêu trên một phần do tỷ giá thực trong thời gian qua cao đã không hỗ trợ tốt cho xuất khẩu cũng như khuyến khích tiêu dùng.
Điều này cũng có thể sẽ vẫn tác động chưa tích cực tới cán cân thương mại trong quý 4 do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán tiếp tục gia tăng.
Trung Quốc đến nay vẫn là đối tác nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam chiếm 32,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2015 ở mức 24,3 tỷ USD, tăng khoảng 21,3% so với cùng kỳ 2014.
Đã có những ý kiến lo ngại nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng có thể sẽ khiến nền kinh tế tăng phụ thuộc vào thị trường này. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Trung Quốc, về lâu dài Chính phủ đã và đang nỗ lực trao đổi cùng với phía Trung Quốc tìm các giải pháp tăng cường trao đổi thương mại theo hướng giảm dần nhập siêu về phía Việt Nam.
Còn trong ngắn hạn, theo VEPR thì nhập siêu hiện nay phần lớn từ việc nhập nguyên phụ liệu đầu vào và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên không đáng lo ngại. Vấn đề đáng lưu ý trước mắt là cần có giải pháp làm giảm sức ép từ cán cân thương mại bị thâm hụt cùng với cán cân vốn (tuy được cho là sẽ cải thiện hơn trong quý 4 nhờ kiều hối….
cải thiện) có thể tạo áp lực lên cán cân tổng thể của nền kinh tế trong cả năm 2015.
Ngoài ra, theo VEPR, tình hình tiêu dùng hàng hóa đã có sự cải thiện mạnh mẽ, chỉ số bán lẻ sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 9 tháng đầu năm đã tăng khoảng 9,7% so với cùng kỳ 2014, cao hơn nhiều mức tăng 6,2% và 5,4% của hai năm liền trước.
Đây là yếu tố quan trọng kích thích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy, đặc biệt là thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân bởi khu vực này đang có chiều hướng giảm tăng tốc đầu tư...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28-8, UBND huyện An Phú (An Giang) tổ chức lễ thả 169.000 con cá giống (tương đương 1,5 tấn) xuống búng Bình Thiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã đến dự và tham gia thả cá.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản.

Trước vụ việc một số người chăn nuôi heo dùng chất tạo nạc để trục lợi bất chính diễn ra trên diện rộng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc truy tận nơi sản xuất chất cấm này. Bước đầu đã hé lộ những đối tượng vi phạm.