Nhập khẩu trở lại nho, cam, quýt Úc từ ngày 1/8

Bên lề Hội nghị Đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm nay (22/7), ông Hoàng Trung cho biết, mới đây, Việt Nam đã tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại Úc và nhận thấy, ba loại quả trên đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Hiện, phía Úc đã cung cấp đầy đủ quy trình quản lý, bảo vệ thực vật đối với loại quả kể trên cho phía Việt Nam, trên cơ sở đó Việt Nam xem xét cho nhập khẩu trở lại. Từ nay tới hết tháng 7, hai bên vẫn còn thời gian để hoàn thiện nốt khuôn khổ về mặt pháp lý, đặc biệt là điều kiện nhập khẩu nhưng chắc chắn sẽ nhập khẩu trở lại cam, quýt và nho. Tuy nhiên, 35 loại quả khác phía Việt Nam vẫn đang tiếp tục xem xét.
Theo ông Trung, vừa qua, Úc đã chính thức nhập khẩu quả vải của Việt Nam. Úc cũng đang tích cực xem xét cho phép nhập khẩu xoài. Do phía Úc đã tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu nên thời gian tới Việt Nam cũng đẩy mạnh xem xét nhập khẩu thêm các loại hoa quả khác từ Úc, trên cơ sở hai bên cùng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo đúng thông lệ quốc tế.
Trước đó, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam chính thức tạm ngừng nhập khẩu 38 loại hoa quả có xuất xứ từ Úc. Động thái này xuất phát từ những những lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến vi trùng từ ruồi giấm có trong hoa quả tươi nhập khẩu từ Úc.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.