Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Cá thanh là cá gì?
"Cá thanh (fish fingers) là sản phẩm cá tiện dùng phổ biến nhất tại Đức". Ông Rosenberger, phó tổng giám đốc điều hành Công ty Nienstedt (Đức), nói tại một hội thảo về công nghệ chế biến thủy sản ở Cần Thơ hôm 8-4. Cá thanh cũng rất phổ biến ở các nước châu Âu khác; năm ngoái, người tiêu dùng ở châu Âu đã ăn hơn 100.000 tấn cá thanh. Giá bán các nhãn hiệu cá thanh tại Đức, vẫn theo lời ông Rosenberger, từ 50 xu đến 1,5 euro/100 gram.
Chuyên gia này giải thích tiếp, là vì cái "gu" của người tiêu dùng châu Âu hiện nay thích sử dụng thực phẩm tiện dụng (convenience food) mà trong đó, các loại "làm sẵn để ăn liền" chiếm đầu bảng. Ông lấy thí dụ người Đức thích đi siêu thị mua các nhãn hiệu "iglo" hoặc "ja!" cá thanh giá thấp, rồi khái quát bốn lý do cá thanh trở thành sản phẩm tiện dụng phổ biến nhất ở quê hương mình: "Đó là thực phẩm của gia đình; trông không giống cá; khẩu vị không như cá; dễ làm chín; có được miếng cắn giòn".
Alaska Pollock là nguồn nguyên liệu chính nhập từ Mỹ để chế biến thành các sản phẩm cá thanh. Từ nguyên liệu này, các nhà chế biến ở châu Âu làm ra 17 loại gia vị khác nhau "áo" lên từng sản phẩm để đáp ứng thị trường riêng mỗi nước. Nguyên liệu cá thường chỉ chiếm 60%, sao cho "không còn mùi cá, miếng ăn nhỏ một gắp tay, đóng gói hợp với gia đình 1 - 2 người, ăn gọn một gói là đủ, không dư thừa".
Thậm chí, nếu được chế biến theo dòng sản phẩm sinh học hữu cơ (ở Việt Nam hay gọi là sản phẩm xanh), như các nhãn hiệu Bio Fischstabchen hay Seelachs Fischstabchen, giá bán mỗi hộp có thể tới 5 - 6 euro.
Cơ hội cho cá tra
"Cá tra Việt Nam hiếm khi được chào bán ở châu Âu với dạng khác hơn là miếng phi-lê cấp đông", ông Rosenberger nhấn mạnh như vậy sau khi dẫn số liệu, năm 2014, giá trị thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu đạt 7,8 tỉ USD, trong đó cá tra chiếm 22,6% và châu Âu là nơi nhập nhiều nhất (19,5%).
Ông Rosenberger hỏi: "Cá tra Việt Nam có chất lượng tốt, sản lượng dồi dào, vậy làm sao để bán được giá tốt hơn?". Ông lấy thí dụ, từ cá tra phi-lê nhập, doanh nghiệp chế biến Pháp đã làm ra sản phẩm Pangasius "Petit" nhãn hiệu "bofrost" mỗi phần ăn nặng 750 gram, phục vụ cả cho gia đình và nhà hàng, được bán với giá 12,95 euro. Từ đó, vị chuyên gia về công nghệ chế biến thực phẩm hàng đầu của Đức, khuyến cáo: "Nếu Việt Nam thay đổi được ngành chế biến cá tra theo hướng tinh chế thì chắc chắn giá trị này sẽ tăng cao".
Đã từng dự Hội chợ Vietfish 2014 ở TPHCM và vừa đi khảo sát hai ngày trước hội thảo này tại một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL, ông Rogenberger nhận xét: "Nguyên liệu cá tra của Việt Nam đang có cơ hội rất lớn với thị trường châu Âu vì sản phẩm chỉ mới cấp đông sơ, một lần (trong khi ở Trung Quốc là từ 2 - 3 lần). Ngoài ra, do biến động tỉ giá, hiện nay giá USD và euro gần bằng nhau, làm cho nguyên liệu Alaska Pollock nhập từ Mỹ tăng, cho nên Việt Nam càng có lợi khi xuất khẩu hàng cá tra sang châu Âu, lợi hơn nữa sau khi các hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam – EU hoặc TPP được ký kết".
Câu chuyện tiếp theo, thuộc về các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam và các nhà quản lý, nhà khoa học. Riêng ở Cần Thơ, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nói: "TP Cần Thơ có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu cá tra nhưng tình hình chung giống như ông Rogenberger nhận xét. UBND TP Cần Thơ ủng hộ tối đa các doanh nghiệp cải tiến công nghệ theo hướng này".
Có thể bạn quan tâm

Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.

Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).