Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập Khẩu Tôm Việt Nam Vào Đức Tăng Mạnh

Nhập Khẩu Tôm Việt Nam Vào Đức Tăng Mạnh
Ngày đăng: 08/07/2014

Với sức tăng trưởng từ 63 – 116%/tháng trong 5 tháng đầu năm 2014, Đức tiếp tục dẫn đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. XK tôm sang thị trường này trong những tháng cuối năm sẽ vẫn khả quan.

Đức là thị trường “nhạy cảm” với giá vì vậy khi EU rơi vào suy thoái kinh tế thì Đức là nước giảm NK tôm rõ rệt nhất trong khối liên minh này mặc dù kinh tế Đức vững vàng hơn nhiều nước khác như Tây Ban Nha hay Hy Lạp.

Năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, XK tôm Việt Nam sang EU giảm 24,5% trong đó, XK sang Đức (chiếm 26% tổng giá trị XK tôm sang EU) giảm 27,8%.

NK tôm Việt Nam vào thị trường này bắt đầu cải thiện từ nửa sau năm 2013 và tăng trưởng mạnh từ tháng đầu năm 2014. 5 tháng đầu năm 2014, XK tôm Việt Nam sang Đức đạt 50,9 triệu USD, tăng 92,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam là nước cung cấp tôm đông lạnh lớn thứ hai cho Đức sau Thái Lan. Thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), NK tôm đông lạnh Thái Lan vào Đức năm 2013 giảm 11% trong khi NK từ Việt Nam tăng 3,6%.

Ngành tôm Thái Lan trong năm qua đối mặt với nhiều khó khăn trong đó khó khăn lớn nhất là sản lượng giảm tới 50% do ảnh hưởng của hội chứng tôm chết sớm (EMS). XK tôm Thái Lan sang nhiều thị trường đều giảm mạnh trong năm qua trong đó, XK sang Mỹ, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Thái Lan giảm tới 38%.

Người Đức ưa chuộng các sản phẩm giá rẻ và đây cũng là thị trường có số lượng các cửa hàng khuyến mại lớn nhất châu Âu. Người tiêu dùng Đức chịu tác động mạnh bởi giá bán. Đặc tính này cũng phần nào lý giải cho việc tôm chân trắng chiếm tỷ trọng “lấn át” so với tôm sú trong cơ cấu các sản phẩm tôm Việt Nam XK sang Đức. Năm 2013, tôm chân trắng chiếm tới 53,4% giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong khi đó tôm sú chiếm gần 40%.

5 tháng đầu năm 2014, thị trường này tiếp tục tiêu thụ nhiều hơn tôm chân trắng Việt Nam với tỷ trọng tăng lên 61,8% trong khi XK tôm sú sang thị trường này giảm tỷ trọng xuống còn 30%.

Với dân số trên 80 triệu dân và là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, Đức được xem là thị trường tiêu thụ lớn của nhiều loại hàng hóa trong khu vực này. Năm 2013, Đức đứng thứ 7 trên thế giới về tiêu thụ thủy sản sau Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Italia với giá trị trên 5,34 tỷ USD với khối lượng 983.554 tấn.

Năm 2014, nền kinh tế của Đức được dự báo sẽ hồi phục tăng trưởng do vậy, nhu cầu NK tôm vào thị trường này sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng còn lại của năm.


Có thể bạn quan tâm

Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.

27/09/2012
Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.

29/09/2012
Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng

Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.

01/10/2012
Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

02/10/2012
Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.

08/10/2012