Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu thực phẩm ồ ạt người chăn nuôi thêm khó khăn

Nhập khẩu thực phẩm ồ ạt người chăn nuôi thêm khó khăn
Ngày đăng: 19/08/2015

Cầm cự hoặc ngừng nuôi

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), 6 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập khẩu 2.678 tấn thịt lợn, giá trị hơn 5 triệu USD, tăng 62,7% về lượng và tăng 66,4% về giá trị; 65.925 tấn thịt gà, giá trị hơn 60 triệu USD, tăng 53,4% về lượng và 30,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi số lượng thịt nhập khẩu có xu hướng tăng thì giá lợn hơi tại nhiều địa phương đang sụt giảm, khiến người chăn nuôi bị lỗ.

Để đối phó với tình trạng này, người chăn nuôi chọn cách giảm đàn, chuyển sang nuôi lợn sinh sản để cầm cự hoặc ngừng nuôi (để cắt lỗ). Tại miền Nam, giá lợn đã giảm khoảng 4.000 đồng/kg so với tháng 6, hiện giá bán 41.000 - 45.000 đồng/kg, còn tại miền Bắc giá đang dao động khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg. Với sản phẩm thịt gia cầm, hiện ở nhiều địa phương cũng giảm mạnh do chi phí đầu vào tăng và do lượng thịt nhập khẩu giá rẻ về nhiều. Hiện giá thu mua gà thịt lông màu tại các trại ở các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức 31.000 - 33.500 đồng/kg, giảm 9.500 - 12.000 đồng/kg so với tháng 5.

Trong khi ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ, việc nhập khẩu thịt vẫn diễn ra ồ ạt. Trong khi đó, ở các nước có nền chăn nuôi phát triển, giá thành sản phẩm luôn thấp hơn so với Việt Nam 30 - 50%. Việc nhập khẩu thịt động vật về Việt Nam đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.

Thiết lập hàng rào kỹ thuật (?)

Các chuyên gia cho rằng, sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với hàng nhập khẩu, do đó, trong thời gian tới nên tập trung sản xuất theo hướng bảo đảm an toàn vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh; đột phá về công tác giống và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất... để tạo ra đàn giống tốt. Bên cạnh đó, thúc đẩy, phát huy vai trò của HTX, chi hội, hội chăn nuôi trong liên kết nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt trong việc sử dụng các thức ăn sinh học, thảo dược nhằm cải thiện môi trường chăn nuôi, nâng cao chất lượng thịt, tạo sản phẩm khác biệt với sản phẩm ngoại nhập; liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất để giảm chi phí; phát huy hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn, đồi, lợn đặc sản, bản địa để đáp ứng thị trường thiên về thịt tươi...

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho biết, việc nhập khẩu thịt từ nước ngoài vào Việt Nam là vấn đề tất yếu khi tham gia hội nhập nhưng phải kiểm soát nhập siêu để thúc đẩy sản xuất trong nước chứ không thể để tê liệt. Ngoài ra, cần thiết lập hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế, giảm nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng.

Để làm được việc này, đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm khoa học công nghệ để bảo đảm tất cả các mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam, đặc biệt các loại thịt gia cầm, bò, lợn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời phải nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và người sản xuất thông qua việc loại bỏ được một số khâu trung gian liên quan đến làm tăng giá thành, ví dụ như 6 - 7% về giống, 9 - 10% về thức ăn chăn nuôi và các khâu trung gian về giết mổ, khoảng 8 - 12%. Các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng việc liên kết với các tập đoàn quốc tế để đầu tư vào sản xuất, hạ tầng thương mại nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá cạnh tranh để tiêu thụ nội địa và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.


Có thể bạn quan tâm

Giá muối nhích lên Giá muối nhích lên

Hiện muối sản xuất thủ công tại Khánh Hòa được thương lái thu mua với giá từ 450.000 - 500.000 đồng/tấn, tăng 100.000 - 150.000 đồng/tấn so với tháng trước.

10/09/2015
Đảm bảo vụ lúa thu đông ăn chắc Đảm bảo vụ lúa thu đông ăn chắc

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã xuống giống hơn 68.500 ha lúa thu đông 2015. Nhìn chung, phần lớn các trà lúa đang phát triển tốt, ít xảy ra các loại sâu bệnh và nước lũ cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, chính quyền và người dân không chủ quan, thường xuyên thăm đồng nhằm bảo đảm vụ lúa thu đông ăn chắc.

10/09/2015
Giá dừa khô tăng mạnh Giá dừa khô tăng mạnh

Sau một thời gian ở mức thấp, giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre đã bất ngờ tăng mạnh trong khoảng 3 tuần trở lại đây, với mức tăng từ 40.000 - 50.000 đồng/chục 12 trái so với trước.

10/09/2015
Tiềm năng xuất khẩu cá rô phi Tiềm năng xuất khẩu cá rô phi

Cá rô phi là mặt hàng đứng thứ 10 trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ, Tây Ban Nha, Colombia… Với sự phát triển về diện tích nuôi, sản lượng, mặt hàng cá rô phi có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu.

10/09/2015
Giá cau tại Quảng Ngãi tăng cao bất ngờ nhờ xuất sang Ấn Độ Giá cau tại Quảng Ngãi tăng cao bất ngờ nhờ xuất sang Ấn Độ

Năm nay, cau xứ “ngàn cau” Sơn Tây (Quảng Ngãi) bất ngờ đội giá 17.000 đồng/kg, cao hơn 4 lần các năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên cau được thương lái thu mua với giá cao như vậy.

10/09/2015