Nhập khẩu phân bón 9 tháng tăng nhẹ

Tháng 9 năm 2015, ước sản lượng tiêu thụ phân đạm ure đạt 209,3 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Phân NPK đạt sản lượng tiêu thụ khoảng 204,8 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng ure ước đạt 65,1 nghìn tấn, tăng 33,1% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 143,9 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Tính trong 9 tháng năm 2015, ước sản lượng phân đạm ure đạt 1.594,5 nghìn tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2014. Phân NPK đạt sản lượng tiêu thụ khoảng 1.863,7 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ.
Riêng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân ure ước đạt 438,4 nghìn tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 1.332,7 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu phân bón 9 tháng tăng 8,4% về số lượng và 5,6% về trị giá.
Bộ Công thương cho biết việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhândân tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/-3% và tăng tỷ giá thêm 1% khiến thị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong nước.
Nhìn chung, giá các loại ure trong nước và ure nhập khẩu hầu như không có sự chênh lệch.
Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường phân bón sẽ ổn định, nguồn cung dồi dào hơn bởi các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định qua thời gian bảo trì.
Hơn nữa, cả nước chỉ còn một vụ đông xuân nên nhu cầu phân bón không nhiều. Việc các nhà máy đi vào hoạt động ổn định cũng góp phần hạn chế tình trạng nhập khẩu nhiều như thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Quả thật, khi lên hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hỏi thăm mọi người ai cũng biết đến ông Lã Đức Quảng, với bản chất tần tảo, cần cù chịu khó bám hồ suốt nhiều năm nay để phát triển nghề nuôi thuỷ sản lồng bè.

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Từ đầu tháng 9-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã An Khang (TP Tuyên Quang) tổ chức thí điểm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Sau hơn 3 tháng triển khai, các hộ gia đình tham gia mô hình đều đánh giá là mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Sớm chọn con cá nước ngọt làm người dẫn đường cho đời mình, ông đã trở thành một nông dân siêu tỉ phú. Thành công ấy là sự tổng hợp của lòng yêu nghề, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiết kiệm hợp lý.