Năm 2014 Phấn Đấu Khai Thác, Nuôi Trồng 17.300 Tấn Thủy Sản

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.
Đối với khai thác, huyện tăng cường quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm bảo đảm an toàn cho tàu đi biển gắn với thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển. Triển khai tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá công suất lớn.
Đến nay, toàn huyện có 102 tàu công suất lớn từ 90 CV trở lên chuyên khai thác khơi xa và vùng lãnh hải giáp ranh Việt Nam-Trung Quốc với những chuyến bám biển dài ngày, hiệu quả kinh tế khá cao. Đối với nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích 1.910 ha, trong đó có 1.351 ha nuôi nước lợ, còn lại là nước ngọt và nước mặn, UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã vùng triều nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu... là đối tượng thu thường xuyên, nuôi cá rô phi cuối vụ ở một số ao đầm bảo đảm ăn chắc trong mùa mưa, bão.
Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp và thoát nước đầu mối xã Hoằng Châu; nâng cấp đê bao, hệ thống cấp và thoát nước vùng nuôi thủy sản xã Hoằng Phong bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Trước mắt, UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã vùng ven biển tăng cường tuyên truyền cho chủ ao đồng chuẩn bị tốt các điều kiện như cải tạo ao nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật; làm tốt công tác quản lý chất lượng con giống; bảo vệ môi trường nuôi... để sau Tết Giáp Ngọ thả tôm nuôi vụ xuân - hè năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tìm đến nhà ông Lương. Tuy đang bận bịu với vụ mùa nhưng ông vẫn dành thời gian say sưa kể cho chúng tôi nghe về kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây lạc đạt năng suất, chất lượng cao. Một quy trình bài bản từ làm đất, chọn giống, bón phân cho đến chăm sóc lạc thời kỳ sinh trưởng, thu hoạch… ông đều thuộc nằm lòng.

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) cho biết, thời điểm này việc thu hoạch hoa màu trên địa bàn xã trầm lắng, bởi giá cả nhiều loại hoa màu giảm mạnh (từ 40 - 50%) so với thời điểm cận Tết. Giá hoa màu giảm là do nguồn cung vượt cầu, trong khi đang vào thời điểm thu hoạch rộ. Người dân trồng hoa màu đang hy vọng giá cả sẽ tăng lên trong những ngày tới vì trúng vào dịp rằm tháng Giêng năm 2015.

Vụ Đông Xuân năm nay, bà con nông dân TX Bình Minh áp dụng hầu hết cơ giới hóa từ khâu cày xới làm đất, thu hoạch và vận chuyển nên giảm được chi phí sản xuất, giảm ngày công lao động, đặc biệt là giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay, các trà lúa còn lại đang ở giai đoạn chắc xanh đến chín, bà con đang tập trung thu hoạch.

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.