Nhập khẩu điều thô tăng mạnh

Theo Vinacas, khác với những năm trước khi doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu điều thô từ châu Phi, năm nay do nguồn cung điều thô từ khu vực này hạn chế nên nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang nhập khẩu điều thô từ các nước trong khu vực ASEAN,
Báo cáo của Vinacas cho rằng năm nay có những cá nhân trong vai trò môi giới thương mại sang châu Phi để tìm kiếm nguồn cung, phần nào gây ra những biến động về thị trường.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan do mùa vụ, thời tiết, khí hậu,.. việc những cá nhân này tranh mua điều ở châu Phi ít nhiều gây ra những xáo trộn thị trường thời gian qua, theo báo cáo của Vinacas đưa ra ngày 11/5.
Vì thế, các doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu điều thô từ hai quốc gia trong khu vực ASEAN là Indonesia và Campuchia. Trong đó, số lượng điều thô nhập từ Campuchia là hơn 71.000 tấn. Theo báo cáo của Vinacas, do lượng điều nhập khẩu từ Campuchia với số lượng lớn nên trong 4 tháng đầu năm nay, lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam là 231.350 tấn với giá trị là 310 triệu đô la Mỹ, tăng gần 223% về lượng và hơn 277% về giá trị so với cùng kỳ.
Giải thích vì sao năm nay, lượng điều thô nhập khẩu tăng mạnh, phía Vinacas cho biết, ngoài việc doanh nghiệp nhập khẩu điều với số lượng lớn từ Campuchia, một nguyên nhân khác là những đơn hàng phải giao trong các tháng cuối năm 2014 bị hoãn lại, do đó, số lượng này chuyển sang đầu năm 2015.
Năm ngoái, lượng điều nhập khẩu cả năm của nước ta là 579.000 tấn trị giá 656 triệu đô la Mỹ, giảm gần 10% về lượng nhưng lại tăng 9% về giá trị so với 2013.
Có thể bạn quan tâm

Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đối với khai thác, sau thời gian biển động, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ mới nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi.

Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.