Nhập Khẩu Điều Nguyên Liệu Gặp Khó

Các năm trước giá điều châu Phi chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết hiện nay giá điều thô nhập khẩu từ các nước châu Phi đã hơn 1.000 USD/tấn, cao hơn 150-200 USD/tấn so với năm 2013, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Theo ông Thanh, các năm trước giá điều châu Phi chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của Việt Nam. Nếu doanh DN Việt Nam nhập khẩu về để mang đi chế biến xuất khẩu thì sẽ lỗ.
Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 2-2014 chỉ đạt 14.000 tấn với giá trị đạt 17 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong hai tháng đầu năm đạt 28.000 tấn, giá trị nhập khẩu đạt 36 triệu USD, giảm 36,4% về lượng và giảm 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trước tình hình này, DN nên lên kế hoạch thu mua điều trong nước. Vụ điều châu Phi vẫn còn hai tháng nữa mới vào vụ thu hoạch, lúc đó tùy diễn biến thị trường mới nhập khẩu điều nguyên liệu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu hạt điều hai tháng đầu năm 2014 chỉ ở mức đạt 28.000 tấn với 169 triệu USD, giảm 0,1% về khối lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là ba thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 26%, 20% và 9,8% tổng giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước.

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.

Tôm chết kéo dài, không còn vốn tái sản xuất, kinh tế gia đình gặp khó khăn, nhưng người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) vẫn phải mỏi mòn chờ số tiền được chi trả theo hợp đồng bảo hiểm. Nó giống như một món nợ xấu mà trước nay nông dân mới lần đầu gặp phải.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, vụ nuôi tôm thứ hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy vậy, suốt gần một tuần qua, mưa lớn kéo dài đang khiến cho người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) như ngồi trên đống lửa, bởi mưa lớn bất thường kèm bão sẽ làm thay đổi nguồn nước nuôi tôm, khả năng thất bát là rất lớn.