Nhập khẩu bông tăng đột biến

Giá bông nhập khẩu 9 tháng giảm 18,8%, xuống còn 1.608 USD một tấn.
9 tháng đầu năm, kim ngạch >nhập khẩu >bông tăng 44,2% về lượng và 17,1% về trị giá so với cùng kỳ 2014.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), tính riêng tháng 9, nhập khẩu bông của cả nước ước đạt 100.000 tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và 11,9% về trị giá so với tháng trước, tăng 34,1% so với cùng kỳ 2014.
Giá bông nhập khẩu 9 tháng giảm 18,8%, xuống còn 1.608 USD một tấn.
Theo Vitas, các doanh nghiệp xuất khẩu đã có đơn hàng dồi dào cho quý IV, đặc biệt, nhiều đơn vị còn ký luôn cho quý I/2016.
Cho nên, quý IV, Vitas dự báo, lượng bông nhập khẩu tiếp tục trên đà tăng 50% so với cùng kỳ 2014, ước đạt 290.000 tấn.
Bên cạnh bông, các mặt hàng khác như vải, xơ, sợi không có dấu hiệu tăng đột biến. 9 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này chỉ tăng khoảng 3 - 9% so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Với trang trại rộng 11ha, ông Lê Văn Cường chỉ trồng các loại rau, quả theo đơn đặt hàng và xuất sang Nhật Bản mỗi năm từ 600 đến 800 tấn ớt ngọt cấp đông.

Lượng phân bón NK giúp cung cấp cho bà con trọn bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ chất lượng cao, đáp ứng đồng bộ nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ phát triển của các loại cây trồng.

Khoảng 5.000 tấn quả vải tươi sẽ được TCty Thương mại Hà Nội (Hapro) cam kết bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường trong vụ vải 2015.

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, trong nửa đầu tháng 5/2015, toàn tỉnh có khoảng 30 tấn thanh long không tìm được đầu ra.

Ở vùng Đông Nam bộ, điều là cây công nghiệp dễ trồng, dễ chăm sóc, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tỉnh Bình Phước có quỹ đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh, rất thuận tiện cho sự phát triển tối ưu của cây điều, cho năng suất cao. Dẫu giá cả có trồi sụt trong những năm qua, song cây điều vẫn giúp bà con nông dân ở địa phương này có đời sống ổn định.