Nhập khẩu bông tăng đột biến

Giá bông nhập khẩu 9 tháng giảm 18,8%, xuống còn 1.608 USD một tấn.
9 tháng đầu năm, kim ngạch >nhập khẩu >bông tăng 44,2% về lượng và 17,1% về trị giá so với cùng kỳ 2014.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), tính riêng tháng 9, nhập khẩu bông của cả nước ước đạt 100.000 tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và 11,9% về trị giá so với tháng trước, tăng 34,1% so với cùng kỳ 2014.
Giá bông nhập khẩu 9 tháng giảm 18,8%, xuống còn 1.608 USD một tấn.
Theo Vitas, các doanh nghiệp xuất khẩu đã có đơn hàng dồi dào cho quý IV, đặc biệt, nhiều đơn vị còn ký luôn cho quý I/2016.
Cho nên, quý IV, Vitas dự báo, lượng bông nhập khẩu tiếp tục trên đà tăng 50% so với cùng kỳ 2014, ước đạt 290.000 tấn.
Bên cạnh bông, các mặt hàng khác như vải, xơ, sợi không có dấu hiệu tăng đột biến. 9 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này chỉ tăng khoảng 3 - 9% so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Dễ trồng mà lại không hề tốn kém, tỏi là một trong những loại cây gia vị nhà nào cũng nên trồng.

Chiều 30.9, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Không chỉ “hạ nốc ao” trái cây Việt ngay trên sân nhà, trái cây Thái Lan còn chiếm luôn thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Lục Nam, toàn huyện hiện có gần 1,5 nghìn ha dẻ gần trăm năm tuổi. Năm nay sản lượng hạt dẻ ước đạt hơn 1 nghìn tấn, mang về cho người dân khoảng 20 tỷ đồng.

Đang mùa mưa lũ, chất lượng nước không đảm bảo, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhiều. Lên kế hoạch phòng trị bệnh trên cá tra nuôi thời điểm này là rất cần thiết.