Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian
Ngày đăng: 17/11/2015

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan Việt Nam, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 754.392 tấn bông với trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó nhập khẩu bông từ Châu Phi, chủ yếu từ khu vực Tây và Trung Phi, chiếm 321 triệu USD năm 2014, tăng 20,5%.

Các nước cung cấp chính cho Việt Nam là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…

Trong 6 tháng đầu năm 2015, nước ta đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp Việt Nam đều đánh giá bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi phần lớn thực hiện qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ.

Thực tế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên.

Trước tiên, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho trung gian dẫn đến giá thành mua nguyên liệu đầu vào cao so với nhập khẩu trực tiếp.

Một vấn đề nữa thỉnh thoảng doanh nghiệp Việt Nam cũng mua phải những lô bông từ châu Phi có lẫn tạp chất.

Do nhập khẩu qua trung gian nên việc phản hồi chất lượng bông tới nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian, khi việc khiếu nại hoặc thắc mắc phải thực hiện qua bên thứ ba.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp nhập khẩu.

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Thương mại Quốc tế và Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã tổ chức đoàn các nhà sản xuất và xuất khẩu bông khu vực Tây và Trung Phi sang Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, tạo ra kênh liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tại khu vực này.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Bạc Liêu bắt được rùa biển nặng 62kg Ngư dân Bạc Liêu bắt được rùa biển nặng 62kg

Theo Phòng NN- PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu), vào khoảng 11 giờ ngày 20-4, trong lúc đánh bắt tại vùng biển Bạc Liêu, gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã bắt được con rùa biển nặng 62kg.

22/04/2015
Điện lực Đông Hòa (Phú Yên) nỗ lực cấp điện cho các hộ nuôi tôm Điện lực Đông Hòa (Phú Yên) nỗ lực cấp điện cho các hộ nuôi tôm

Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.

22/04/2015
Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).

22/04/2015
Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

22/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? "Đầu nậu" là ai?

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?

22/04/2015