Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian
Ngày đăng: 17/11/2015

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan Việt Nam, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 754.392 tấn bông với trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó nhập khẩu bông từ Châu Phi, chủ yếu từ khu vực Tây và Trung Phi, chiếm 321 triệu USD năm 2014, tăng 20,5%.

Các nước cung cấp chính cho Việt Nam là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…

Trong 6 tháng đầu năm 2015, nước ta đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp Việt Nam đều đánh giá bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi phần lớn thực hiện qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ.

Thực tế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên.

Trước tiên, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho trung gian dẫn đến giá thành mua nguyên liệu đầu vào cao so với nhập khẩu trực tiếp.

Một vấn đề nữa thỉnh thoảng doanh nghiệp Việt Nam cũng mua phải những lô bông từ châu Phi có lẫn tạp chất.

Do nhập khẩu qua trung gian nên việc phản hồi chất lượng bông tới nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian, khi việc khiếu nại hoặc thắc mắc phải thực hiện qua bên thứ ba.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp nhập khẩu.

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Thương mại Quốc tế và Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã tổ chức đoàn các nhà sản xuất và xuất khẩu bông khu vực Tây và Trung Phi sang Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, tạo ra kênh liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tại khu vực này.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.

21/04/2014
Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

21/04/2014
Lào Cai Xây Dựng 20 Điểm Cung Ứng Giống Thủy Sản Lào Cai Xây Dựng 20 Điểm Cung Ứng Giống Thủy Sản

Hiện, Trung tâm thủy sản đã hoàn thành việc xây dựng 20 điểm vệ tinh cung ứng và đăng ký kinh doanh giống thủy sản tại địa bàn các huyện, thành phố.

22/04/2014
Tôm Hùm Nuôi Tại Hòn Yến Chết Do Thủy Triều Đỏ Và Ô Nhiễm Nước Tôm Hùm Nuôi Tại Hòn Yến Chết Do Thủy Triều Đỏ Và Ô Nhiễm Nước

Ngày 20/4, Trạm Thú y huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, nguyên nhân gây chết hơn 6.000 con tôm hùm nuôi ươm từ 2 đến 3 tháng tuổi của 115 hộ nuôi tôm tại Hòn Yến, xã An Hòa trong thời gian qua là do ảnh hưởng hiện tượng thủy triều đỏ, môi trường nước bị ô nhiễm.

22/04/2014
Săn Tôm Hùm Giống Săn Tôm Hùm Giống

Không biết từ bao giờ, nghề săn tôm con - thường gọi là tôm hùm giống trở thành nghề chính của hàng ngàn ngư dân ven biển miền Trung. Cái nghề có khi kiếm được vài triệu đồng mỗi đêm.

22/04/2014