Nhập Khẩu Bắp Tiếp Tục Tăng

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong tháng 6 VN nhập khẩu khoảng 118.000 tấn bắp các loại với giá trị 31 triệu USD
Đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong sáu tháng đầu năm đạt 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu khoảng 599 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng bắp nhập khẩu đã tăng 2,4 lần và tăng 87,1% về giá trị. Nguồn bắp nhập khẩu chủ yếu vẫn từ Brazil, Ấn Độ.
Với mức nhập khẩu như các tháng đầu năm, dự kiến trong năm nay VN sẽ nhập khẩu trên 3 triệu tấn bắp. Theo các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, lượng bắp nhập khẩu về VN ngày càng tăng do nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng và giá bắp thế giới đang rẻ hơn nhiều so với giá bắp trong nước.
Trong khi đó, thời tiết trong nước diễn biến bất thường với mùa nắng nóng kéo dài đã làm giảm thời gian xuống giống của cây bắp trong nước và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Do đó, dự đoán năng suất cây bắp vụ xuân 2014 có thể bị sụt giảm so với những năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ thả nuôi 9.615ha tôm các loại, trong đó diện tích nuôi tôm sú 6.814ha; diện tích nuôi tôm chân trắng 2.801ha. Phấn đấu đạt sản lượng 9.638 tấn. Tính đến thời điểm này, bà con nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh đã thu hoạch xong tôm nuôi vụ thu - đông và đã cơ bản thả tôm giống nuôi vụ xuân - hè.

Hiện nay, việc nuôi xen canh sò huyết và cua trong vuông tôm được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Trần Thới và Đông Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng mang tính bền vững, rất phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân.

Chiều 31-5, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa tổ chức thả 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên trở lại biển.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch nhằm tăng cường quản lý các tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ, vừa hướng dẫn, động viên ngư dân tiếp tục hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đồng thời không xâm phạm vùng biển nước khác, tránh bị bắt giữ, xử lý gây thiệt hại đến tài sản, đời sống của ngư dân và ảnh hưởng tới công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện nuôi cá tra theo quy trình VietGAP là cơ sở để chứng minh chất lượng cá tra của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa được quốc tế công nhận đã khiến cho cả doanh nghiệp chế biến và người nuôi thủy sản vẫn đang phân vân.