Nhập Khẩu 400 Triệu USD Thịt Gia Súc, Gia Cầm

Xu hướng nhập khẩu các loại thịt nói riêng và sản phẩm chăn nuôi nói chung sẽ còn tăng trong thời gian tới, nhất là khi VN tham gia TPP.
Đó là con số nhập khẩu thịt của VN trong năm 2014 được ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN, đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi VN khi tham gia TPP” trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế chăn nuôi VN (Vietstock 2014) diễn ra ngày 15-10 ở TP.HCM.
Trong đó, ước tính VN nhập khẩu 250 triệu USD bò sống về giết thịt, với 200 triệu USD nhập khẩu từ Úc và 50 triệu USD từ các nước còn lại. Nhập khẩu các loại thịt gia cầm và phụ phẩm gia cầm chiếm 120 triệu USD.
Theo ông Vang, xu hướng nhập khẩu các loại thịt nói riêng và sản phẩm chăn nuôi nói chung sẽ còn tăng trong thời gian tới, nhất là khi VN tham gia TPP. Bởi giá thành sản phẩm chăn nuôi của VN cao nhất trong các nước đang đàm phán TPP do chất lượng con giống kém, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm 50-60% tổng số hộ chăn nuôi.
“Chăn nuôi là ngành bất lợi nhất trong các ngành kinh tế của VN khi tham gia TPP. Chính phủ cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong thời gian tới” - ông Vang nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, liên tục trong vòng 05 năm qua, giá dừa khô tăng giảm rất bất thường. Thời điểm cao nhất gần 160.000 đồng/chục và thấp nhất “rớt” xuống còn 15.000 - 20.000 đồng/chục.

Tuần đầu, vải thiều Việt Nam có giá 21 - 22 AUD/kg, sau đó đã giảm xuống 15 - 16 AUD/kg.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, đến nay các tỉnh Bắc Trung bộ (BTB) đã hoàn thành gieo cấy lúa Hè Thu, vụ Mùa đang tập trung gieo cấy dự kiến xong trước 15/7.

Ngày 10/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Trang trại Đa Nhim triển khai dự án trồng cây atisô, sản xuất trà atisô và chiết xuất cao atisô tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) trên diện tích 10.370m2 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ 356 triệu đồng, thời gian thực hiện là 50 năm.

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.