Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra

Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra
Ngày đăng: 12/07/2014

Sáng 10-7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” (gọi tắt là Dự thảo).

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra toàn vùng đạt 7.260ha với sản lượng 1,6 triệu tấn và nhu cầu con giống để phục vụ khâu nuôi 2,54 tỉ con. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Bến Tre là 4 địa phương có diện tích nuôi cao nhất.

Trên cơ sở Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, các địa phương sẽ quy hoạch chi tiết vùng nuôi của địa phương và đánh số ao nuôi cụ thể để phục vụ cho việc xác nhận diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.

Đồng thời, rà soát lại các dự án đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Theo ý kiến góp ý của ngành chức năng một số địa phương, cơ quan xây dựng Dự thảo cần rà soát, cập nhật số liệu chính xác về diện tích vùng nuôi và sản lượng hiện nay của vùng ĐBSCL.

Phân tích những yếu tố chính có tác động đến năng suất, sản lượng cá tra như môi trường, dịch bệnh, biến động cung cầu nguyên liệu cá tra thương phẩm… để có những định hướng quy hoạch cụ thể và phù hợp với thực tế nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của vùng.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, căn cứ vào ý kiến đóng góp của các địa phương, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản-Tổng cục Thủy sản, đơn vị xây dựng Dự thảo sẽ tổng hợp, bổ sung những vấn đề có liên quan và nhanh chóng hoàn thiện nội dung Dự thảo trong tháng 7-2014 để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt.

Khi Quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở để các địa phương trong vùng ĐBSCL quy hoạch vùng nuôi và nhu cầu đầu tư của địa phương để đi vào triển khai thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị của ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng và của quốc gia.


Có thể bạn quan tâm

Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm cá tra Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm cá tra

Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm là một trong 4 nội dung quan trọng trong tái cấu trúc ngành cá tra nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là một nội dung lớn dựa trên nguyên tắc cơ bản là sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường và phải được bắt đầu từ khâu nuôi.

10/06/2015
Nuôi rạm trong ruộng lúa Nuôi rạm trong ruộng lúa

Mô hình đó đã giúp ông Nguyễn Văn Lâu, thôn Đoan Xá, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) thu vài trăm triệu đồng mỗi năm từ 9 mẫu đất bãi bồi ven sông Văn Úc.

10/06/2015
Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm

Tại xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An), ngày 4-6-2015, Trung tâm Khuyến nông Long An phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước tổ chức hội thảo, tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho trên 70 nông dân trong xã.

10/06/2015
Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi

Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.

10/06/2015
Tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 5/6, tại xã Đốc Tín (Mỹ Đức), Chi cục Thủy sản Hà Nội - Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị Công tác bảo vệ nguồn lợi phát triển thủy sản và đánh giá công tác phối hợp với các tỉnh phía Bắc về quản lý dịch bệnh, kiểm soát ATTP trong nuôi trồng thủy sản.

10/06/2015