Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra

Sáng 10-7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” (gọi tắt là Dự thảo).
Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra toàn vùng đạt 7.260ha với sản lượng 1,6 triệu tấn và nhu cầu con giống để phục vụ khâu nuôi 2,54 tỉ con. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Bến Tre là 4 địa phương có diện tích nuôi cao nhất.
Trên cơ sở Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, các địa phương sẽ quy hoạch chi tiết vùng nuôi của địa phương và đánh số ao nuôi cụ thể để phục vụ cho việc xác nhận diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.
Đồng thời, rà soát lại các dự án đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Theo ý kiến góp ý của ngành chức năng một số địa phương, cơ quan xây dựng Dự thảo cần rà soát, cập nhật số liệu chính xác về diện tích vùng nuôi và sản lượng hiện nay của vùng ĐBSCL.
Phân tích những yếu tố chính có tác động đến năng suất, sản lượng cá tra như môi trường, dịch bệnh, biến động cung cầu nguyên liệu cá tra thương phẩm… để có những định hướng quy hoạch cụ thể và phù hợp với thực tế nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của vùng.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, căn cứ vào ý kiến đóng góp của các địa phương, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản-Tổng cục Thủy sản, đơn vị xây dựng Dự thảo sẽ tổng hợp, bổ sung những vấn đề có liên quan và nhanh chóng hoàn thiện nội dung Dự thảo trong tháng 7-2014 để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt.
Khi Quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở để các địa phương trong vùng ĐBSCL quy hoạch vùng nuôi và nhu cầu đầu tư của địa phương để đi vào triển khai thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị của ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng và của quốc gia.
Có thể bạn quan tâm

Đạ Huoai, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất ở Lâm Đồng, đang tiếp tục bị thiệt hại nặng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra trên diện rộng. Đáng chú ý, hiện tượng bệnh nấm gây hại tại hầu hết tám xã và hai thị trấn của huyện đã kéo dài hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được

Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng

Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...

Cây bần chua được trồng trên tuyến đê của xã Triệu Phước thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không chỉ trở thành một “vành đai xanh” chắn sóng mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân.

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia (TTKNKNQG) phối hợp Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với Chuyên đề “Liên kết trong SX và tiêu thụ RAT theo hướng VietGAP”. Các đại biểu đã mổ xẻ, phân tích thì thấy rằng mô hình RAT vẫn loay hoay chưa tìm được bước đi đột phá.Các địa phương vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển RAT