Nhãn xuồng Vĩnh Châu trúng giá, nhà vườn không dám ngủ
Trong khi hành tím phải nhờ đến sự “giải cứu” mới thoát khỏi cảnh tồn đọng 50.000 tấn thì trong vòng 10 ngày trở lại đây, nông dân trồng nhãn xuồng ở xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) luôn nở nụ cười mãn nguyện vì năm nay trúng mùa và bán được giá khá cao.
Tại vườn, thương lái thu mua với giá từ 35.000- 37.000 đồng/kg, còn tại chợ thị xã Vĩnh Châu đã có giá 45.000 đồng/kg. Nhờ là giống trái to như trái vải, cơm dày nên nhãn xuồng loại 1 chỉ cần khoảng 20 trái sẽ được 1 kg. Có nhiều cây nhãn hàng chục năm tuổi cho thu hoạch trên 100 kg.
Ông Danh Nam, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, cho biết với giá bán hiện tại, nhà vườn sẽ thu về trên 500 triệu đồng/ha/năm.
Do giá nhãn xuồng đang ở mức cao nên nhiều nhà vườn ở Vĩnh Châu phải dùng lưới bao xung quanh vườn nhãn và dựng lều giữa vườn để canh chừng, phòng ngừa kẻ gian hái nhãn vào ban đêm. Ông Danh Hạnh, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở ven đường thuộc khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, cho rằng chỉ cần một chút lơ là thì có thể kẻ gian sẽ đột nhập vào hái sạch nhãn. Bởi lẽ, nhãn xuồng trái nhiều và to nên thường sà xuống đất, kẻ gian rất dễ dàng hái trộm.
Trái nhãn xuồng rất to, cơm dày, hạt nhỏ
Nhiều nhà vườn phải dùng lưới bao bọc và dựng lều giữa vườn nhãn để phòng ngừa kẻ trộm
Có thể bạn quan tâm

Giá nhím cảnh phụ thuộc vào màu lông. Nhím màu chocolate, muối tiêu, trắng có giá 250.000 - 500.000 đồng/con. Riêng nhím màu pintos (trắng đen hoặc trắng xám), giá lên đến 1 triệu đồng/con. Ngoài ra, những con màu cam hiếm có, khó tìm giá cao gấp 3 lần màu thường, giá lên đến 5 triệu đồng/cặp.

Theo báo cáo của Tổng công ty Tín nghĩa, doanh nghiệp này hiện đang đứng trong top 5 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam với sản lượng 100 ngàn tấn/năm.

Dù nông sản Trung Quốc vẫn tràn về thị trường trong nước nhưng đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trấn an người tiêu dùng cứ yên tâm về hàng nhập khẩu từ nước láng giềng

Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, từ nhiều năm nay, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân đang sống trong rừng, sống gần rừng và hàng ngày vì mưu sinh đang có những tác động tới rừng.

Từ đầu năm 2014 đến nay, “Hải gà tây” Đà Lạt chính thức chuyển giao, tư vấn miễn phí cho người nông dân về quy trình ấp nở, thả nuôi gà tây thích nghi với môi trường, khí hậu của Đà Lạt và các vùng phụ cận, góp phần nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.