Nhãn xuồng Vĩnh Châu trúng giá, nhà vườn không dám ngủ
Trong khi hành tím phải nhờ đến sự “giải cứu” mới thoát khỏi cảnh tồn đọng 50.000 tấn thì trong vòng 10 ngày trở lại đây, nông dân trồng nhãn xuồng ở xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) luôn nở nụ cười mãn nguyện vì năm nay trúng mùa và bán được giá khá cao.
Tại vườn, thương lái thu mua với giá từ 35.000- 37.000 đồng/kg, còn tại chợ thị xã Vĩnh Châu đã có giá 45.000 đồng/kg. Nhờ là giống trái to như trái vải, cơm dày nên nhãn xuồng loại 1 chỉ cần khoảng 20 trái sẽ được 1 kg. Có nhiều cây nhãn hàng chục năm tuổi cho thu hoạch trên 100 kg.
Ông Danh Nam, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, cho biết với giá bán hiện tại, nhà vườn sẽ thu về trên 500 triệu đồng/ha/năm.
Do giá nhãn xuồng đang ở mức cao nên nhiều nhà vườn ở Vĩnh Châu phải dùng lưới bao xung quanh vườn nhãn và dựng lều giữa vườn để canh chừng, phòng ngừa kẻ gian hái nhãn vào ban đêm. Ông Danh Hạnh, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở ven đường thuộc khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, cho rằng chỉ cần một chút lơ là thì có thể kẻ gian sẽ đột nhập vào hái sạch nhãn. Bởi lẽ, nhãn xuồng trái nhiều và to nên thường sà xuống đất, kẻ gian rất dễ dàng hái trộm.
Trái nhãn xuồng rất to, cơm dày, hạt nhỏ
Nhiều nhà vườn phải dùng lưới bao bọc và dựng lều giữa vườn nhãn để phòng ngừa kẻ trộm
Có thể bạn quan tâm

Khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi không khỏi đắn đo, bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có một thực tế đang diễn ra: không ít diện tích“bờ xôi ruộng mật” ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được cho thuê thành nơi an táng. Nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đất ruộng trở thành nghĩa trang.

“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.