Nhãn Tổ 120 năm quả to, ngọt sắc 50.000 đồng/kg

Anh Nguyễn Văn Thành 41 tuổi, hậu duệ đời thứ 3 sở hữu cây nhãn tổ này cho biết, khi anh còn nhỏ đã thấy cây nhãn cao lừng lững, muốn hái quả phải bắc thang mới hái được. C
ụ Nguyễn Thị Cước, mẹ anh Thành kể lại: “Hiện cây nhãn tổ đã tròn 120 năm tuổi. Biết đây là cây nhãn quý, nên gia đình chăm sóc rất cẩn thận.
Hồi đó thấy cây nhãn ăn ngon, lại chín muộn, nên các hộ xung quanh đến xin hạt, cây giống về trồng, chứ chưa biết chiết cành như bây giờ, chứ có bán chác, tiền nong gì đâu”.
Nhãn chín muộn Đại Thành có hình dáng méo, quả to, vỏ nhẵn, khi quả chưa chín có màu nâu.
Đặc điểm vượt trội của giống nhãn này, là thời gian chín muộn hơn các loại nhãn khác từ 30 – 40 ngày (giữa tháng 8 đến cuối tháng 9). Do độ xuống nước của nhãn chậm, nên có thể để được quả trên cây cả tháng mà chất lượng vẫn ngon, không bị mất vị, nên không phải dùng thuốc hãm quản rất an toàn.
Từ cây nhãn quý này, gia đình anh Thành đã nhân ra hơn 150 cây, trong đó có 15 cây được Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT Hà Nội tuyển chọn là cây đầu dòng để nhân giống. Theo anh Thành, giá nhãn tại vườn hiện nay là 40.000 - 45.000 đồng/kg nhãn 10 – 20 năm tuổi. Riêng quả từ cây nhãn Tổ giá 50.000 – 60.000 đồng/kg rất hút khách. “Khách muốn mua nhãn Tổ phải đặt trước, vì ngoài chất lượng tốt, số lượng nhãn còn có hạn” – anh Thành cho hay.
Tính đến nay, từ một cây nhãn tổ ở xã Đại Thành, hiện huyện Quốc Oai đã có khoảng 120ha nhãn chín muộn, với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Dưới đây là những hình ảnh về cây nhãn Tổ chín muộn Đại Thành 120 năm tuổi do PV ghi lại:
Mặc dù đã 120 năm tuổi, nhưng tại những cành cổ thụ, xù xì hàng năm vẫn cho quả trĩu cành.
Cây cao gần chục mét, tán rộng gần 20m cho quả trĩu trịt khắp các tán.
Cành cây nhãn Tổ vươn rộng, thân xù xì, quả trĩu cành, để bảo vệ tránh cành bị gió làm gãy, chủ nhân của nó đã dùng cột bê tông để chống đỡ.
Mặc dù “tuổi cao”, nhưng cây nhãn Tổ Đại Thành hàng năm vẫn cho quả đều đặn, những chùm quả sai trĩu như những chùm nho.
Nhờ có nhiều ưu điểm, chất lượng ngon, chín muộn nên cây nhãn Tổ đã được Nhà nước công nhận là cây nhãn đầu dòng, quý hiếm cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.
Khi quả chín có màu vàng, vỏ quả nhẵn, căng mọng nước, thoang thoảng mùi thơm.
Từ cây nhãn Tổ, gia đình anh Thành đã nhân ra hơn 40 cây, trong đó có 15 cây đầu dòng, năm nào cũng cho quả trĩu cành, chất lượng thơm ngon.
Một trong 15 cây nhãn chín muộn đầu dòng của gia đình anh Thành đang được thu hoạch bán cho thương lái ở Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Cước, cùng lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Quốc Oai (Hà Nội) kiểm tra chất lượng quả tại cây nhẫn Tổ 120 năm tuổi.
Có thể bạn quan tâm

“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.

Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra

Do thời tiết âm u kéo dài, nên sâu bệnh đã “tấn công” những vườn vải thiều đang ra hoa ở Hải Dương.