Nhãn Thanh Lương vào mùa

Anh Vũ Huy Học ở tổ 5, ấp Thanh An kiểm tra chất lượng nhãn để đóng thùng bán cho thương lái
Sôi động một vùng quê
Trên khắp các tuyến đường, nơi nào cũng rộn vang tiếng cười nói nhộn nhịp của kẻ mua, người bán.
Thời điểm này, các ngả đường của ấp đều trở thành những nơi buôn bán nhãn.
Đi cùng chúng tôi, anh Trần Tuấn Dũng, Trưởng ấp Thanh An cho biết: Trung tuần tháng 9 là thời điểm chính vụ thu hoạch nhãn nhưng lại ra đến đầu tháng 10.
Nhanh tay hái những chùm nhãn trong vườn giao cho thương lái, anh Đồng Xuân Cảnh ở ấp Thanh An khoe: “Đầu tháng 8 (âm lịch) bắt đầu thu hoạch nhãn, thương lái ở khắp nơi như: Đồng Xoài, Bình Long, Lộc Ninh, Chơn Thành...đều điện báo trước hoặc đến tận vườn đặt hàng.
Năm nay, 2 ha nhãn của gia đình xử lý ra trái nghịch vụ nên có trái sớm và thu được 32 tấn, bán giá 15 ngàn đồng/kg (cao hơn nhiều so với năm trước).
Ước tính vụ này gia đình thu gần 500 triệu đồng.
Anh Vũ Huy Học ở tổ 5, ấp Thanh An cho biết: Tôi trồng 3 ha nhãn da bò, năm nay thu hơn 45 tấn.
Với mức giá dao động 10 - 12 ngàn đồng/kg, vườn nhãn đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình.
Anh Trần Tuấn Dũng cho biết thêm: Người mang cây nhãn da bò đến xã Thanh Lương là vợ chồng ông Hồ Văn Bé Ba và bà Phan Thị Hằng ở Tiền Giang.
Khi lên đây lập nghiệp, vợ chồng ông nhận thấy đất đai thuận lợi cho phát triển cây ăn trái nên mua giống dưới miền Tây về trồng.
Sau 3 năm, cây nhãn cho thu hoạch với chất lượng không thua gì trái nhãn trồng ở miền Tây.
Từ đó, cây nhãn được người dân Thanh Lương mở rộng diện tích như hiện nay.
Ông Võ Văn Quốc, Chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết: “Hiện toàn xã có 512 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở hai ấp Thanh An và Thanh Bình.
Do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên nhãn có mẫu mã và chất lượng cao hơn hẳn nơi khác.
Hiện xã đang cùng các ngành chức năng xây dựng thương hiệu cho nhãn da bò trên địa bàn”.
Rất cần thương hiệu cho nhãn Thanh Lương
“Tiếng thơm” của nhãn da bò Thanh Lương vang xa đã thu hút thương lái từ nhiều nơi về đây thu mua.
Anh Đặng Dân Mẫn - một thương lái có tiếng ở Chơn Thành cho biết: Mặc dù mùa thu hoạch nhãn đang diễn ra ở nhiều nơi nhưng tôi vẫn về Thanh Lương thu mua.
Vì nhãn ở đây chất lượng cao hơn hẳn so với nơi khác, quả to, đẹp, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt...
nên được thị trường ưa chuộng.
Thời điểm này, chúng tôi mua khoảng 10 tấn nhãn/ngày, sau đó đóng thùng, đưa đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh tiêu thụ.
Anh Võ Đại Hữu, thương lái ở huyện Lộc Ninh nói: Tôi làm nghề thu mua nhãn được 4 năm.
Năm nào tôi cũng đến đây thu mua.
Nhãn ở Thanh Lương đã tạo được thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Dù giá cao hay thấp, sản lượng ít hay nhiều, nhãn Thanh Lương chín đến đâu, đều có thương lái thu mua đến đó.
“Thanh Lương là vùng chuyên canh cây ăn trái của tỉnh.
Để phát triển bền vững cây ăn trái ở Thanh Lương, chính quyền xã và ngành chức năng sớm quan tâm xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đồng thời tạo điều kiện giúp người dân xây dựng hệ thống kho lạnh để bảo quản trái cây, tránh bị tư thương ép giá trong thời điểm nhãn chín rộ” - anh Trần Thanh Ngoan, người trồng nhãn ở tổ 7, ấp Thanh An bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê và tinh thần lao động không mệt mỏi đã đưa trung úy Lê Nguyên Ngà (Đơn vị KT 90, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật) trở thành “vua” gà sao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.Ngoài đáp ứng thực phẩm sạch cho đơn vị, trang trại gà sao của anh còn mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Biến ý tưởng thành hiện thựcMặc dù đã hẹn trước, nhưng cuộc gặp giữa tôi với trung úy Lê Nguyên Ngà vẫn chậm hơn dự kiến gần nửa giờ vì anh bận đi chở bèo về làm thức ăn cho gà. “Mình đầu tắt mặt tối với lũ gà, mệt nhưng mà vui”- anh mào đầu câu chuyện bằng giọng nhỏ nhẹ khi dẫn tôi vào trang trại gà sao.

Đã hơn 2 năm kể từ khi nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC, trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”. Một trong các loài đặc sản đất Kinh kỳ đang đứng trước nguy cơ trở thành dĩ vãng bởi quá trình đô thị hóa.