Nhân Rộng Mô Hình Vườn Rau Dinh Dưỡng Gia Đình

Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết thực hiện thí điểm mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” tại phường Đakao, quận 1.
Đây là mô hình nhằm đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
Mô hình đang được triển khai thực hiện tại Chi hội Phụ nữ khu phố 4, phường Đakao với 20 gia đình tham gia. Các thành viên đều được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau tại nhà, được hỗ trợ khay, đất trồng, hạt giống, dụng cụ làm vườn… Các loại rau được trồng chủ yếu là rau mầm, rau ăn lá, rau ăn quả. Tối thứ Ba hằng tuần, các thành viên thường sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về phương pháp trồng rau, bón phân, sử dụng đất hiệu quả.
Từ hiệu quả trên, hai Hội nhân rộng mô hình ra 9 phường còn lại của quận 1, thu hút 82 hộ đăng ký tham gia.
TS. Nguyễn Thị Đào, Trưởng ban vận động Xây dựng vườn rau dinh dưỡng gia đình (Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh), người theo sát các thành viên tổ rau, khẳng định: “Mô hình này khá thiết thực, giúp cung cấp rau sạch cho gia đình, đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn. Các chi hội nên duy trì vườn rau dinh dưỡng. Hội Làm vườn và Trang trại sẽ hỗ trợ tập huấn, tư vấn cho các đơn vị muốn thành lập mô hình”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.