Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Kính

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.
Trước tình hình này, hội nông dân đã khuyến khích bà con thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với quá trình đô thị hóa. Hội đã tranh thủ mọi nguồn vốn vay để giúp nông dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, như trồng rau trong nhà lưới, rau thủy canh, rau mầm, hoa lan, cây kiểng, nuôi cá kiểng… Xu hướng phát triển nông nghiệp của xã trong tương lai chính là mô hình trồng rau trong nhà kín. Ông Thành cho biết thêm, thời gian tới đến Chánh Mỹ mọi người sẽ bắt gặp các dãy nhà kín trồng rau như từng thấy ở Đà Lạt. Hiện xã Chánh Mỹ đang được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ chương trình trồng rau trong nhà kín cho nông dân, đã giải ngân nguồn vốn vay được 200 triệu đồng cho 8 hội viên ở chi hội ấp Mỹ Hảo 1. Các hộ được vay vốn đang tiến hành làm lại nhà trại, mở rộng diện tích để trồng cà chua, xà lách… cho kịp vụ tết này.
Có thể bạn quan tâm

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường.