Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Kính

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.
Trước tình hình này, hội nông dân đã khuyến khích bà con thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với quá trình đô thị hóa. Hội đã tranh thủ mọi nguồn vốn vay để giúp nông dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, như trồng rau trong nhà lưới, rau thủy canh, rau mầm, hoa lan, cây kiểng, nuôi cá kiểng… Xu hướng phát triển nông nghiệp của xã trong tương lai chính là mô hình trồng rau trong nhà kín. Ông Thành cho biết thêm, thời gian tới đến Chánh Mỹ mọi người sẽ bắt gặp các dãy nhà kín trồng rau như từng thấy ở Đà Lạt. Hiện xã Chánh Mỹ đang được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ chương trình trồng rau trong nhà kín cho nông dân, đã giải ngân nguồn vốn vay được 200 triệu đồng cho 8 hội viên ở chi hội ấp Mỹ Hảo 1. Các hộ được vay vốn đang tiến hành làm lại nhà trại, mở rộng diện tích để trồng cà chua, xà lách… cho kịp vụ tết này.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.