Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Kính

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.
Trước tình hình này, hội nông dân đã khuyến khích bà con thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với quá trình đô thị hóa. Hội đã tranh thủ mọi nguồn vốn vay để giúp nông dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, như trồng rau trong nhà lưới, rau thủy canh, rau mầm, hoa lan, cây kiểng, nuôi cá kiểng… Xu hướng phát triển nông nghiệp của xã trong tương lai chính là mô hình trồng rau trong nhà kín. Ông Thành cho biết thêm, thời gian tới đến Chánh Mỹ mọi người sẽ bắt gặp các dãy nhà kín trồng rau như từng thấy ở Đà Lạt. Hiện xã Chánh Mỹ đang được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ chương trình trồng rau trong nhà kín cho nông dân, đã giải ngân nguồn vốn vay được 200 triệu đồng cho 8 hội viên ở chi hội ấp Mỹ Hảo 1. Các hộ được vay vốn đang tiến hành làm lại nhà trại, mở rộng diện tích để trồng cà chua, xà lách… cho kịp vụ tết này.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ cung cấp lượng trứng lớn làm thực phẩm cho người dân tại xã đảo Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai), trang trại của ông Lý Kế Thường còn là địa chỉ tin cậy, an toàn cung cấp gà giống chất lượng cao.

Ngày 21/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An tổ chức hội thảo kết quả dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI vùng ĐBSCL năm 2015”.

Đối với vườn ổi từ 2 năm tuổi trở lên, mỗi tháng cho thu hoạch 3 lần, năng suất đạt từ 650 – 800 kg/1.000 m2, lấy công làm lời thì lợi nhuận từ 1,9 – 2,4 triệu đồng/1.000 m2/tháng.

Đó là mục tiêu của hội thảo "Phát triển chế biến cà phê” vừa được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Viện chính sách và chiến lược phát triển NN-NT (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức tại Đăk Lăk.

Lũ đã về ĐBSCL. Mùa lũ được dân đồng bằng gọi bằng cái tên hiền hòa là mùa nước nổi, đã bao đời đem lại cho miền sông nước các nguồn lợi. Trước đây, thời điểm tháng 8, tháng 9 là lũ đã tràn đồng, nhưng giờ đây cảnh đã khác xưa!