Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Kính

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.
Trước tình hình này, hội nông dân đã khuyến khích bà con thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với quá trình đô thị hóa. Hội đã tranh thủ mọi nguồn vốn vay để giúp nông dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, như trồng rau trong nhà lưới, rau thủy canh, rau mầm, hoa lan, cây kiểng, nuôi cá kiểng… Xu hướng phát triển nông nghiệp của xã trong tương lai chính là mô hình trồng rau trong nhà kín. Ông Thành cho biết thêm, thời gian tới đến Chánh Mỹ mọi người sẽ bắt gặp các dãy nhà kín trồng rau như từng thấy ở Đà Lạt. Hiện xã Chánh Mỹ đang được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ chương trình trồng rau trong nhà kín cho nông dân, đã giải ngân nguồn vốn vay được 200 triệu đồng cho 8 hội viên ở chi hội ấp Mỹ Hảo 1. Các hộ được vay vốn đang tiến hành làm lại nhà trại, mở rộng diện tích để trồng cà chua, xà lách… cho kịp vụ tết này.
Có thể bạn quan tâm

Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).

Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) gieo sạ hơn 17 ngàn hecta. Cơ cấu giống vẫn là những giống lúa kháng rầy, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó bà con nông dân đã tích cực chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, nên hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, tránh được bệnh rầy nâu và một số dịch bệnh hại lúa khác, ước tính năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.