Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 09/08/2013

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên thực hiện dự án “trồng thử nghiệm nấm rơm” trên địa bàn thị xã. Mô hình này bước đầu được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân sau khi tham gia mô hình đã nhân rộng sản xuất ở những vụ tiếp theo.

Sau khi tham dự lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm sò tại địa phương do Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông thị xã tổ chức, gia đình anh Trương Thanh Đông, phường Yên Giang đã bị cuốn hút bởi quy trình trồng nấm khá dễ dàng, chi phí thấp mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Đông cho biết: “Trồng nấm kỹ thuật khá đơn giản, không tốn công sức, nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là rơm rạ vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường.

Tham gia mô hình, chúng tôi được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết từ cách chuẩn bị rơm rạ, làm khuôn đến đặt giống và cách chăm sóc. Việc trồng một số loại nấm ăn trên nguyên liệu rơm, rạ không khó, chủ yếu tập trung ở khâu xử lý nguyên liệu, cấy giống; chăm sóc nấm đơn giản chủ yếu giữ độ ẩm là được khi nấm xuất hiện cần tưới bằng nước sạch.

Mặt khác trồng nấm ăn mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt còn tận thu được các sản phẩm phụ từ sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động khi nông nhàn. Gia đình tôi đã trồng hơn 500 bịch nấm rơm, nấm sò. Khi cho thu hoạch, bình quân, mỗi ngày một bịch nấm cho thu hoạch từ 4 đến 5kg. Đây là nguồn thu đáng kể cho gia đình tôi”.

Được biết, mô hình trồng nấm do Sở Khoa học và Công nghệ cùng với Trạm Khuyến nông Quảng Yên triển khai trên địa bàn thị xã với quy mô trên 200 tấn nguyên liệu với 50 hộ gia đình tham gia. Đến nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên đã mở rộng diện tích trồng nấm ăn; ngoài nấm rơm các hộ còn trồng thêm nấm sò trắng, sò tím, nấm mỡ.

Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ mô hình này như: hộ anh Trương Thanh Đông, phường Yên Giang; anh Đinh Quang Hinh, xã Sông Khoai và nhiều hộ gia đình khác ở phường Đông Mai, Minh Thành…

Từ thành công của mô hình này, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, nhằm thu hút nguồn lao động dôi dư ở nông thôn và tận thu triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm phụ trong sản xuất lúa theo hướng hiệu quả, bền vững.

Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông Trạm Khuyến nông Quảng Yên: Mô hình trồng nấm là một mô hình mới tại địa phương, bước đầu cho hiệu quả cao. Trên cơ sở mô hình này, các hộ dân sẽ nắm bắt được kỹ thuật, tiếp tục mở rộng sản xuất. Mô hình đã tạo ra mối liên hệ khép kín trong sản xuất nông nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

20/09/2013
Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Tôm Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Tôm

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

20/09/2013
Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

20/09/2013
Nỗi Buồn Con Cá Tra Đâu Rồi Thời Hoàng Kim? Nỗi Buồn Con Cá Tra Đâu Rồi Thời Hoàng Kim?

Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.

21/09/2013
Mô Hình Nuôi Gà Ri Đạt Hiệu Quả Cao Và Không Ô Nhiễm Môi Trường Mô Hình Nuôi Gà Ri Đạt Hiệu Quả Cao Và Không Ô Nhiễm Môi Trường

Đó là mô hình nuôi gà ri trên nền “Đệm lót sinh thái” của chị Đoàn Thị Kim Uyên, ở ấp Phú Lợi B (Phú Kiết, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã áp dụng có hiệu quả kinh tế cao trong những năm qua, đặc biệt tránh được mùi hôi thối và không ô nhiễm môi trường chung quanh, điều mà từ lâu nay hộ chăn nuôi nào cũng mong muốn.

21/09/2013