Nhân Rộng Mô Hình Thâm Canh Lúa 1 Phải 5 Giảm Ở Ninh Thuận

Vụ Đông Xuân 2012-2013, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã thực hiện mô hình trồng thâm canh lúa theo 1 phải, 5 giảm với quy mô 10 ha tại thôn Công Thành, xã Thành Hải.
Ngày 3/1/2013, mô hình gieo giống ML202 bằng công cụ sạ hàng. Đến nay mô hình đã tiến hành thu hoạch Do thực hiện đúng quy trình thuật chăm sóc nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân tham gia mô hình tích cực chăm sóc lúa. Kết quả năng suất mô hình đạt 8,294 tấn/ha, cao hơn năng suất lúa bình quân trong khu vực 7,484 tấn/ha là 810kg/ha. Chi phí sản xuất giảm do tiết kiệm các khoản sau:
- Tiết kiệm được lượng giống gieo 100-150 kg/ha.
- Tiết kiệm được lượng phân đạm 35,6 kg/ha, tương đương 77,4 kg phân ure/ha
- Giảm được số lần phun thuốc BVTV là 2 lần /vụ
- Giảm số lần tưới là 02 lần /vụ, với số lượng nước tiết kiệm được là 3.148 m3/vụ .
- Giá thành 1 kg lúa giống của ruộng mô hình thấp hơn 420 đồng/kg so với ruộng đối chứng.
Trong sản xuất nông nghiệp, để thay đổi tập quán sản suất của nông dân phải cần cả quá trình. Tuy nhiên, mô hình đã tạo được ấn tượng và đạt được kết quả, hiệu quả tốt, là cơ sở để bà con nông dân và các địa phương trong thành phố ứng dụng trong sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật sản xuất cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam.

Theo kết quả đánh giá sơ bộ từ một số mô hình trồng rau trong nhà lưới, lợi nhuận nông dân thu được từ trồng rau trong nhà lưới cao hơn khoảng 1,2 triệu đồng/mô hình (500m2)/vụ và giảm từ 5 - 6 lần phun thuốc trừ sâu so với mô hình bên ngoài.

Người dân xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) phát triển trồng cây môn hương trên đất cát đem lại thu nhập khá, đạt 200 triệu đồng/ha, đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trong thời gian qua, giá cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp và An Giang liên tục sụt giảm khiến người nuôi thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá tra giống cũng gặp không ít khó khăn.

Những năm gần đây, việc xuất khẩu tôm nguyên liệu ngày càng khó khăn, khi chất lượng tôm nguyên liệu và chế biến trong nước đang bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất trong quá trình nuôi và hành vi bơm chích tạp chất trong khâu sơ chế và chế biến. Hành vi này cần được ngăn chặn triệt để, để bảo đảm chất lượng tôm xuất khẩu và trên hết là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.