Nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh trong xây dựng NTM

Trong đó có 1.046 mô hình sản xuất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực, 263 mô hình có liên kết với Doanh nghiệp, nâng tổng số mô hình sản xuất kinh doanh sau 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh là 7.928 mô hình.
Điển hình có một số mô hình du nhập các cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế như:
Mô hình nuôi cá mú tại HTX Nuôi trồng thủy sản và kinh doanh thương mại Việt Hải xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) được Công ty Fineton Hồng Công chuyển giao kỹ thuật và thu mua sản phẩm, đây là mô hình nuôi cá mú đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, dự kiến doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng/năm;
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại HTX Xuân Thành, xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân năng suất đạt 44 tấn/ha, doanh thu đạt từ 4,5-5 tỷ đồng/ha, tăng hơn 1,5-2 lần so với nuôi tôm thông thường, mở ra hướng đi mới trong nghề nuôi tôm ở tỉnh ta, trồng dưa lưới Kim Cô Nương cho hiệu quả kinh tế cao…
Việc phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh đã thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ người nông dân Hà Tĩnh.
Nhiều nông dân đã thực sự trở thành ông chủ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thông qua hình thức liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm giúp người dân ổn định phát triển sản xuất.
Thông qua mô hình giúp người dân khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương, tạo sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững, hướng tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng NTM tại các địa phương.
Mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh tại xã Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh), với quy mô trên 500 con bò được nhập ngoại từ Úc.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.