Nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh trong xây dựng NTM

Trong đó có 1.046 mô hình sản xuất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực, 263 mô hình có liên kết với Doanh nghiệp, nâng tổng số mô hình sản xuất kinh doanh sau 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh là 7.928 mô hình.
Điển hình có một số mô hình du nhập các cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế như:
Mô hình nuôi cá mú tại HTX Nuôi trồng thủy sản và kinh doanh thương mại Việt Hải xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) được Công ty Fineton Hồng Công chuyển giao kỹ thuật và thu mua sản phẩm, đây là mô hình nuôi cá mú đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, dự kiến doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng/năm;
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại HTX Xuân Thành, xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân năng suất đạt 44 tấn/ha, doanh thu đạt từ 4,5-5 tỷ đồng/ha, tăng hơn 1,5-2 lần so với nuôi tôm thông thường, mở ra hướng đi mới trong nghề nuôi tôm ở tỉnh ta, trồng dưa lưới Kim Cô Nương cho hiệu quả kinh tế cao…
Việc phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh đã thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ người nông dân Hà Tĩnh.
Nhiều nông dân đã thực sự trở thành ông chủ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thông qua hình thức liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm giúp người dân ổn định phát triển sản xuất.
Thông qua mô hình giúp người dân khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương, tạo sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững, hướng tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng NTM tại các địa phương.
Mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh tại xã Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh), với quy mô trên 500 con bò được nhập ngoại từ Úc.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…