Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ
Ngày đăng: 13/12/2012

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

Mô hình cá + lúa được bà con áp dụng đầy sáng tạo, với những đối tượng nuôi đa dạng, chủ yếu là các loại cá đồng đặc hữu: rô đồng, trê lai, sặc rằn, mè, trắm, rô phi dòng gifl... tại hầu hết các địa bàn ngập lũ sâu của tỉnh; trong đó nổi tiếng nhất là khu vực các xã Tân Hội, Nhị Mỹ (Cai Lậy); Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Mỹ Tân, Mỹ Trung (Cái Bè)... Nổi bật nhất là mô hình ương dưỡng cá giống trên ruộng lúa trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa bàn xã Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) – nơi được coi là cái nôi của việc đưa con cá giống lên nhân trên ruộng lúa, mở ra tương lai tươi sáng cho bà con vùng ngập lũ một thời đầy khó khăn trước đây.

Theo mô hình này, trong vụ đông xuân, nông dân trồng lúa chất lượng cao, các vụ còn lại ương dưỡng và nhân cá giống trên chân ruộng. Riêng cá giống có thể quay 3 – 4 vòng/năm với các loại cá nước ngọt được ưa chuộng: mè, chép, trôi, trắm cỏ, lóc, trê lai, rô đồng. Nhờ mô hình này, Hậu Mỹ Bắc A xây dựng được cánh đồng 100 triệu đồng/ha/năm trên qui mô xã. Riêng về cá giống mỗi năm Hậu Mỹ Bắc A đạt sản lượng hàng tỉ con cá bột, trên 400 tấn cá giống các loại.

Để hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình mới “chung sống với lũ" này, tỉnh đã triển khai dự án kiện toàn hạ tầng vùng nuôi thủy sản theo mô hình cá + lúa tại Hậu Mỹ Bắc A với qui mô 100 ha; kinh phí đầu tư khoảng 7 tỉ đồng tập trung kiện toàn giao thông, thủy lợi, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Hiện nay, các huyện ngập lũ đầu nguồn Tiền Giang đã mở rộng diện tích nuôi thủy sản nội đồng lên trên 3.200 ha; trong đó riêng sản xuất cá bột đạt đến trên 75 triệu con giống các loại. Để nhân rộng phong trào, theo ông Mai Thành Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, từ nguồn kinh phí Khuyến nông quốc gia, trong năm 2012, Tiền Giang triển khai dự án cá + lúa tại xã Mỹ Trung (Cái Bè) với diện tích gần 10 ha thí điểm nuôi cá sặc rằn và các loại thủy sản nước ngọt có giá trị khác. Ngoài ra, bằng vốn ngân sách của huyện, Cái Bè cũng đầu tư xây dựng vùng nuôi thủy sản theo mô hình cá + lúa tại xã Mỹ Đức Đông có qui mô 20 ha nhằm phát triển mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc điểm vùng đất khó trước đây.


Có thể bạn quan tâm

Lục Nam có sản lượng nhãn tăng 500 tấn Lục Nam có sản lượng nhãn tăng 500 tấn

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 620 ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 5 nghìn tấn (tập trung ở các xã: Đan Hội, Đông Hưng, Lục Sơn, Đông Phú), tăng tương ứng 20 ha và 500 tấn so với năm ngoái.

24/07/2015
Trang trại quý đông hướng đến sự phát triển bền vững Trang trại quý đông hướng đến sự phát triển bền vững

Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.

24/07/2015
Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

24/07/2015
Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

24/07/2015
Sầu… vì sầu riêng Sầu… vì sầu riêng

Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Giá mặt hàng nông sản này được các thương lái đặt cọc thu mua tại vườn khá cao. Thế nhưng, người dân vẫn không vui, bởi năm nay, sản lượng sầu riêng giảm nghiêm trọng do bị rụng trái non khi mưa chuyển mùa.

24/07/2015