Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.
Trong hai năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội cho đồng bào dân tộc Raglai thôn Cầu Gãy và thôn Đá Hang. Mô hình bước đầu phát huy hiệu quả: Trồng cây lúa nước, cải tạo vườn điều, nhận rừng khoán quản, chăn nuôi gia súc, trồng cây phân tán, nuôi ong, kết hạt cườm, bon sai mi ni, biểu diễn mả la, làm rượu cần, làm nỏ, đan gùi.
Nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác lúa nước đạt năng suất 40-50 tạ/ha. Từ 50 con bò nái được Nhà nước hỗ trợ đã sinh sản 39 con bê. Nghề kết hạt cườm tại thôn Cầu Gãy tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em phụ nữ...
Thời gian tới, Ban chỉ đạo Đề án sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình đang phát huy hiệu quả như trồng lúa nước, chăn nuôi bò, sản xuất mặt hàng mỹ nghệ từ hạt cây rừng. Mở rộng mô hình kết hạt cườm cho bà con thôn Đá Hang. Trồng thêm mãng cầu, mít ruột đỏ, dừa xiêm; chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Mở các lớp xóa mù chữ, học nghề truyền thống, phát triển mô hình du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân vùng dự án.
Có thể bạn quan tâm

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.

Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày. Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng.

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.

Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.

LMN có sức sống rất kỳ diệu, theo đó nước (trong mùa nước nổi) lên tới đâu thì lúa vượt theo tới đó, đủ cao hơn mặt nước một chút để có thể “thở” và sống được, cho đến khi nước rút đi thì bông lúa cũng chín vàng. Có năm lũ lớn, thân cây LMN vươn cao đến gần 4m.