Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.
Trong hai năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội cho đồng bào dân tộc Raglai thôn Cầu Gãy và thôn Đá Hang. Mô hình bước đầu phát huy hiệu quả: Trồng cây lúa nước, cải tạo vườn điều, nhận rừng khoán quản, chăn nuôi gia súc, trồng cây phân tán, nuôi ong, kết hạt cườm, bon sai mi ni, biểu diễn mả la, làm rượu cần, làm nỏ, đan gùi.
Nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác lúa nước đạt năng suất 40-50 tạ/ha. Từ 50 con bò nái được Nhà nước hỗ trợ đã sinh sản 39 con bê. Nghề kết hạt cườm tại thôn Cầu Gãy tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em phụ nữ...
Thời gian tới, Ban chỉ đạo Đề án sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình đang phát huy hiệu quả như trồng lúa nước, chăn nuôi bò, sản xuất mặt hàng mỹ nghệ từ hạt cây rừng. Mở rộng mô hình kết hạt cườm cho bà con thôn Đá Hang. Trồng thêm mãng cầu, mít ruột đỏ, dừa xiêm; chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Mở các lớp xóa mù chữ, học nghề truyền thống, phát triển mô hình du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân vùng dự án.
Có thể bạn quan tâm

Ông Cầu mua lại những thửa ruộng bỏ hoang của người dân để cải tạo thành trang trại nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu hàng tỉ đồng.

Một số xã vùng núi huyện Lục Yên (Yên Bái) chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng lạc, thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Những năm gần đây, nghề nuôi ong dú lấy mật được nhiều hộ gia đình ở Lâm Đồng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Tảo Spirulina được ví là siêu thực phẩm xanh được anh Văn Hữu Tài ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chọn làm mô hình khởi nghiệp.